Thằn lằn cổ bướm Frilled Lizard trong môi trường tự nhiên thường sống trên cây. Nếu muốn nuôi một loài bò sát cảnh vậy thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết và phải điều chỉnh một cách nghiêm ngặt. Để chúng có thể thích nghi được với nhiệt độ và đỉnh điểm nóng của môi trường nhân tạo. Vậy yêu cầu cụ thể thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây mà Pet Mart đã được những người nuôi bò sát cảnh lâu năm chia sẻ nhé.
Tìm hiểu về thằn lằn cổ bướm Frilled Lizard
Thằn lằn bướm có 1 chiếc cổ nồi bật. Chúng có một bộ da hình tròn, lớn, đầy màu sắc có thể hướng lên và xòe rộng ra mỗi khi thằn lằn cảm thấy bị đe dọa. Và không tốt chút nào nếu bạn cứ chọc nó nổi cáu hàng ngày chỉ để ngắm lớp da được xòe rộng.
Đây là loài thằn lằn lớn thứ hai trong họ Agamidae, chỉ đứng sau thằn lằn Chaien Sailfin Dragon. Thằn lằn đực có chiều dài khoảng 0.6 – 1m. Con cái thường nhỏ hơn với chiều dài chỉ bằng khoảng 2/3 con đực. Loài thằn lằn khổng lồ này cần sinh sống và phân bố trên 1 diện tích lớn. Chúng sống dọc theo các vùng duyên hải và lục địa Úc. Thằn lằn cổ bướm có tuổi thọ nuôi nhốt khoảng 10 năm. Con cái có thể ngắn hơn một chút do sự căng thẳng của việc đẻ trứng thường xuyên.
Thiết kế chuồng nuôi thằn lằn cổ bướm
Thằn lằn cổ bướm là loài thằn lằn cây. Do đó khi lựa chọn chuồng nuôi, bạn cũng cần chọn loại có độ cao lớn. Căn cứ theo tỉ lệ giữa thể hình lớn nhỏ của thằn lằn và kích thước của chuồng nuôi. Trong giai đoạn đầu nên chọn chuồng nuôi có độ cao gấp 3 lần độ dài cơ thể, chiều rộng gấp 4 lần tổng độ dài. Vì thế nên cần không gian nuôi dưỡng vô cùng lớn.
Thằn lằn cổ bướm cần một chuồng lớn để đảm bảo cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Một cái lồng được thiết kế theo chiều dọc cho người lớn tốt hơn so với chuồng ngang. Chú ý cần có rào bảo vệ xung quanh. Có thể gắn trực tiếp lên bề mặt bể nuôi thằn lằn cảnh. Đảm bảo sự an toàn cho thằn lằn cổ bướm. Nếu khoảng trống tiếp xúc ra ngoài quá nhiều sẽ khiến chúng cảm thấy căng thằng.
Chuồng cho thằn lằn trưởng thành có thể cao từ 1.2 – 1.8m, sâu ít nhất 0.3m và dài 1.5m. Đặc biệt nếu bạn đang nuôi một cặp sinh sản hoặc bộ ba thằn lằn cổ bướm, kích thước có thể nhỏ hơn một chút đối với một con trưởng thành. Nhưng hãy nhớ rằng, chiều cao là rất quan trọng.
Các nhánh có đường kính khác nhau nên được đặt theo chiều dọc, đường chéo và chiều ngang. Đồng thời gắn một nhánh hoặc kệ vào phần trên của bức tường phía sau của chuồng/hộp nuôi. Những thứ này sẽ cung cấp cho những con thằn lằn cảnh của bạn nhiều khu vực đậu và tắm thoải mái.
Tạo cảnh và môi trường sống cho thằn lằn
Có thể bài trí một vài mỏm đá trong môi trường nuôi, đá vôi vỏ sò có thể coi là loại đá mang lại hiệu quả mỹ quan và hiệu quả tự nhiên tốt nhất, giá cả cũng phù hợp, không những đẹp mà còn có thể giúp Thằn lằn lột da dễ dàng hơn, có thể hấp thụ nhiệt, nâng cao mức nhiệt trong chuồng.
Ngoài ra, đối với thằn lằn cổ bướm hiếu động, hoạt bát, thích trèo cây thì không nên dùng các loại cây giả để bài trí trong ổ vì chẳng mấy chốc đều sẽ bị chúng phá hoạt tan tành. Nếu không hãy chọn các tấm gỗ có chất lượng tốt, kích cỡ lớn một chút và không gây hại cho thằn lằn.
Nếu trong chuồng nuôi có dựng cây gỗ lớn thì không cần bày vị trí ngủ khác cho thằn lằn. Nếu không có thì buộc phải chuẩn bị “cây ngủ” cho chúng. Chậu đựng nước cũng là vật không thể thiếu đối với thằn lằn cảnh.
Vật liệu lót nền chọn loại đơn tính như cát lót nền cho bò sát cảnh, vỏ cây, lót vô trùng, đất mùn… Thậm chí là báo cũ đều được. Nếu cần loại vật liệu mềm mại hơn (như cân nhắc để con mẹ mang thai) thì lớp đệm gỗ mềm cho bò sát là lựa chọn khá hợp lý. Nó không chỉ mềm mại mà còn có tác dụng giữ nhiệt rất tốt.
Môi trường sống của thằn lằn cổ bướm
Thằn lằn cổ bướm cần môi trường với độ ẩm khá cao, chậu đựng nước ngoài việc cung cấp nước cho thằn lằn còn giúp duy trì độ ẩm trong không khí. Không cần vật che chắn vì bình thường thằn lằn đều trốn trên cây. Nên giữ nhiệt độ môi trường vào khoảng 21 – 28°C, điểm nóng nhất trong ổ nên duy trì ở mức 38°C. Tốt nhất không nên để quá sáng, có thể kết hợp ống sứ chịu nhiệt và đèn UVB luân phiên sử dụng.
Cũng có thể chọn đèn huỳnh quang hoặc đèn toàn quang phổ để cung cấp ánh sáng trắng thuần, nhưng loại đèn này không có khả năng sản sinh lượng UVB cần thiết. Do đó thường xuyên cần cho thằn lằn cảnh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để chúng có thể tổng hợp Vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Thằn lằn cổ bướm cũng đòi hỏi nguồn UVB tốt và cần bóng đèn để sưởi. Nhiệt độ khu vực đáy nên tập trung vào một nhánh ở góc phần tư phía trên của lồng. Cố gắng đừng để nó quá gần cành cây, vì thằn lằn có thể dễ dàng bị đốt cháy phần trên của diềm khi ngồi dưới một ánh sáng nóng quá gần quá lâu. Nhiệt độ ban đêm nên giảm xuống.
Trong điều kiện khí hậu mát mẻ hoặc trong mùa đông, băng nhiệt có thể được sử dụng để giúp làm ấm đáy lồng, hoặc các bộ phát nhiệt bằng gốm nên cung cấp nhiệt độ môi trường cần thiết bên trong vỏ bọc. Hãy làm theo hướng dẫn cài đặt cẩn thận để ngăn ngừa bỏng thằn lằn và cháy nhà.
Trong tự nhiên, thằn lằn cổ bướm phát triển mạnh trong mùa mưa. Những cơn mưa hàng ngày giữ cho chúng ngậm nước. Độ ẩm bao quanh khoảng 70% sẽ giữ cho thằn lằn không bị mất nước. Phun sương khoảng ba lần một ngày, khi cho ăn. Thằn lằn lớn khỏe mạnh có thể phun hàng ngày. Sử dụng máy bơm phun hoặc hệ thống phun sương cung cấp hiệu ứng mưa.
Thức ăn thằn lằn cổ bướm
Chế độ ăn chính cho một con thằn lằn cổ bướm nên bao gồm các loài côn trùng. Ví dụ như dế, gián, giun sừng, tằm, ấu trùng ruồi lính, siêu giun và châu chấu đóng hộp. Bên cạnh đó nên được bổ sung chất bổ sung Canxi và Vitamin D3 chất lượng.
Thằn lằn đang phát triển nên được cho ăn côn trùng có kích thước phù hợp. Chú ý thức ăn cho thằn lằn cảnh không lớn hơn 2/3 chiều rộng đầu của chúng. Tối đa ba lần một ngày. Những con trưởng thành sẽ cho ăn một lần một ngày hoặc hai ngày một lần. Ngoài ra, cần chuẩn bị khay nước sách cho chúng uống mỗi ngày.
Hy vọng với những thông tin ngắn gọn phía trên, bạn có thể chăm sóc được cho chú thằn lằn cổ bướm của mình khỏe mạnh và phát triển ổn định. Từ đó có thể kéo dài tuổi thọ của chúng hơn nữa. Chúc bạn thành công!