Mặc dù rùa thích mùa nóng, nhưng điều đó không có nghĩa là mùa hè việc nuôi rùa cảnh sẽ dễ dàng hơn. Vi khuẩn mùa hè dễ sinh sản, độ khó của việc quản lý trở nên lớn hơn. Vì vậy đây là một giai đoạn khó khăn. Hơn nữa, đối với mai rùa mà nói thì Canxi và Vitamin D3 là những yếu tốt cực kì quan trọng.
Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy quá trình tạo ra Vitamin D3 trong cơ thể rùa, hỗ trợ rùa tiêu hóa hấp thu Canxi, để mai rùa khỏe mạnh. Việc phơi nắng cho rùa cảnh cũng cần được chú ý. Nó cũng có thể giúp cho rùa khử trùng diệt khuẩn. Nhằm ngăn ngừa những bênh tật về da và các loại rêu tảo kí sinh.
Bài viết này, Pet Mart muốn giới thiệu với bạn đọc toàn bộ kiến thức được chia sẻ từ những người nuôi nhiều kinh nghiệm về việc nuôi rùa cảnh vào mùa hè. Từ việc chọn thức ăn, cách tắm nắng, cách phòng bệnh… Hãy cùng theo dõi nhé.
Môi trường tắm nắng cho rùa kiểng
Rùa phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ 28°C~31°C, nhiệt độ nước hơn 35°C không có lợi với rùa. Do đó, vào mùa hè, rùa phải được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời gay gắt và đảm bảo rùa có 2 giờ hấp thụ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Khi nhiệt độ cao hơn 32°C, cần phải bắt đầu xem xét các biện pháp làm mát, chẳng hạn như thiết lập một lưới che bóng phía trên ao rùa, hoặc thêm hoa sen nổi trong bể rùa để tránh ánh sáng và giảm nhiệt độ.
Thiết kế đảo nhân tạo dùng để tắm nắng. Sử dụng những loại vật liệu dễ dàng kho ráo như đá sỏi, sỏi trồng cây, gỗ cục…để sắp xếp. Nguyên liệu sử dụng phải có thể cho rùa trèo lên dễ dàng. Và có thể chịu được trọng lượng của rùa một cách chắc chắn.
Nếu là rùa con thì có thể sử dụng đá dăm rải một lớp trong khay nước tạo thành đất liền. Có thể suy cân nhắc sử dụng “máng leo” chuyên dụng được bán ở những cửa hàng đồ dùng cho thú cưng. Đối với các loại vật liệu khá nặng như đá tảng, đá cuội …thì cần phải chú ý một số điểm sau.
Đầu tiên là tính an toàn, khi rùa con bò lên hoặc di chuyển trên bề mặt, nếu như đá cục không đủ chắc chắn thì có khả năng sẽ khiến cho rùa ngã xuống rồi bị thương. Hơn nữa đừng làm quá cao, lỡ như rùa con bò từ trên khay nước ra bên ngoài thì sẽ không tốt.
Cách phơi nắng cho rùa cảnh nuôi trong nhà
Phương pháp tốt nhất chính là từ sáng cho đến trưa mỗi ngày. Đây là khoảng thời gian ánh mặt trời khá ôn hòa. Để rùa ra bên ngoài khay nước để tắm ánh mặt trời tự nhiên. Ngoại trừ có thể phơi mình dưới tia tử ngoại, thì nhiệt đô của ánh nắng mặt trời cũng có thể sưởi ấm cơ thể của rùa. Thúc đẩy tiêu hóa và gia tăng cảm giác muốn ăn. Khuyến khích phơi hết thời gian nắng buổi sáng, sau khi nâng cao sự trao đổi chất của rùa thì cho ăn.
Thời gian tắm nắng mỗi ngày có thể điều chỉnh dựa vào thời tiết và độ ẩm mỗi ngày. Thông thường khuyến khích tắm nắng khoảng 2 – 5 tiếng. Khi rùa muốn phơi nắng, chúng sẽ rời khỏi mặt nước và đến những nơi khô ráo. Sau khi phơi nắng đủ, rùa sẽ trốn vào chỗ bóng râm mát hoặc quay trở lại trong nước. Vì thế, khi rùa tắm nắng, ngoại trừ cần được phơi trực tiếp ở chỗ có ánh nắng mặt trời, thì đồng thời cũng cần có bóng râm nhé.
Tăng cường phơi nắng khi mai và da rùa không tốt
Một số loài rùa vì nhát gan bẩm sinh, không quá tự nguyện đi trên mặt đất. Nhưng có lúc sẽ nhân lúc không có người mà bò lên bờ phơi nắng, chủ nhân không cần quá lo lắng. Trước khi rùa hình thành thói quen phơi nắng thì cứ âm thầm quan sát là được rồi. Không cần phải cứ luôn luôn nhìn chúng chằm chằm, như vậy trái lại sẽ gây ra phản tác dụng!
Khi mai và da rùa trong tình trạng không tốt, thì bắt buộc phải tắm nắng để cải thiện triệu chứng. Trong điều kiện ánh nắng bình thường, để rùa ở bên ngoài đi dạo. Hoặc là đặt rùa ở trong hộp không có nước. Duy trì phơi nắng trong khoảng 1 tiếng. Có thể hỗ trợ cải thiện tình hình da và mai rùa.
Đối với việc nuôi rùa cảnh mà nói thì tắm nắng là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Chủ nhân cần nắm chắc được những nguyên tắc trên thì có thể tạo ra một môi trường thoải mái một cách đơn giản rồi, khiến cho rùa mỗi ngày đều vui vẻ phơi nắng.
Những điều cần chú ý khi tắm nắng cho rùa
Cần chuẩn bị nơi có bóng râm, phòng ngừa cảm nắng. Đối với rùa mà nói, nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng từ 25°C – 30°C. Nếu như nhiệt độ quá cao sẽ nguy hiểm đến tính mạng của rùa. Còn nhiệt độ trong bể nước dễ tăng lên, đặc biệt là vào mùa hè chí cần để dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ trở nên rất nóng. Vì thế bể nước phải tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Và nhất định cần có chỗ bóng mát để rùa tránh nắng.
Tấm kính thủy tinh của cửa sổ trong phòng hoặc là khay nước bằng chất nhựa dẻo sẽ ngăn cản phần lớn lượng tia tử ngoại mà rùa cần. Vì thế không phải phơi dưới ánh nắng mặt trời là tốt. Điều cần chú ý hơn chính là tia tử ngoại có thật sự được hấp thu không.
Dấu hiệu tắm nắng tia tử ngoại không đầy đủ là có rêu tảo kí sinh trên mai rùa. Hoặc là mai rùa trở nên mềm hơn, lồi lõm không bằng phẳng. Đây đều là những triệu chứng cần chú ý. Ngoại trừ chất nước xấu đi, và không đủ Canxi thì cũng cần phải chú ý xem có phải là bình thường không hấp thu đủ tia tử ngoại hay không. Nếu như phát hiện rùa có triệu chứng trên, thì phải nhanh chóng cải thiện hợp lý.
Đảm bảo chất lượng nước trong hồ, bể nuôi rùa cảnh mini
Thời tiết mùa hè nóng bức, rùa thường xuyên hoạt động, lượng thức ăn tăng lên và rùa có thói quen sinh hoạt trong nước. Với sự gia tăng của phân, nước tiểu và thức ăn thừa, chất lượng nước trong bể nuôi rùa dễ bị suy giảm. Vào thời điểm này, nếu nước bể nuôi rùa cảnh không được thay kịp thời, rất dễ sản sinh vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.
Do đó, vào mùa hè, bể nuôi rùa cảnh nên được thay nước thường xuyên. Tùy theo các yếu tố như số lượng rùa, kích thước của bể rùa và chất lượng nước, nên thay nước mới kịp thời. Trước khi thay nước, tốt nhất là khử trùng bể nuôi rùa bằng thuốc tím để giảm khả năng vi khuẩn sinh sôi. Yêu cầu về chất lượng nước của bể rùa là: nước không mùi, không đục, tầm nhìn khoảng 30cm và màu nước có màu xanh nhạt.
Nuôi rùa cảnh vào mùa hè bằng loại thức ăn nào?
Thức ăn dạng viên cho rùa
Thường thì để thuận tiện, chúng ta thường cho rùa ăn thức ăn dạng viên. Tuy nhiên, đây không phải dạng dụng thức ăn duy nhất cho rùa. Nếu bạn cho ăn thức ăn dạng viên trong một thời gian dài dễ gây ra thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài thức ăn cho rùa, bạn cũng nên chuẩn bị các thức ăn khác phù hợp với chúng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về cách nuôi rùa cảnh để tìm hiểu về môi trường sống của chúng. Từ đó có thể hiểu được đặc điểm và tính cách của rùa cảnh. Lựa chọn những loại thức ăn đúng khẩu vị của chúng. Rùa cạn và rùa nước việc sử dụng thức ăn cùng không giống nhau.
Thức ăn cho rùa từ thịt động vật
Rùa mùa hè hoạt động khá nhiều. Tốt nhất không nên cho rùa ăn nhiều để chúng phát triển nhanh. Điều này không chỉ làm tăng gánh nặng cho rùa mà còn gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và viêm dạ dày ruột không cần thiết.
Việc thiếu Canxi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của rùa. Nếu nuôi rùa cảnh nước thì chúng ăn thịt là chính. Có thể cho ăn nhiều loại cá nước ngọt, tôm (con to bỏ đầu), thịt lợn nạc (ít cho ăn), nội tạng động vật (ít cho ăn), côn trùng, ếch, dế. Cũng có thể cho rùa ăn một lượng nhỏ rau, trái cây và gạo.
Tăng cường rau, củ bổ sung dưỡng chất
Vào mùa hè oi bức, ngoài thức ăn cho rùa, bạn cũng có thể mua thức ăn cho rùa loại khác. Có thể cho rùa ăn một ít cà rốt. Nên nấu cà rốt để dễ hấp thụ Carotenoid hơn. Carotenoid được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của rùa.
Những giống rùa như rùa Leopard cũng có thể ăn các loài cây mọng nước. Chẳng hạn như cây xương rồng. Tuy nhiên, bạn phải loại chú ý bỏ gai trước, thân cây thanh long, nha đam… Cà chua cũng có thể được sử dụng như một loại thức ăn cho rùa.
Cà chua rất giàu Vitamin A và E, rất có ích cho sức khỏe của rùa. Nhưng cà chua chứa khá nhiều nước bạn nên cho rùa ăn vừa đủ. Bạn có thể mua thức ăn cho rùa rất dễ dàng. Các loại thực phẩm này có bán trong siêu thị, cửa hàng hoặc chợ nông sản… Đa dạng hóa thức ăn đảm bảo sức khỏe của rùa. Nhưng bạn cũng phải chú ý tới an toàn thực phẩm khi nuôi rùa cảnh.
Đa dạng các loại trái cây
Nho rất giàu Vitamin, khoáng chất và Flavonoid có khả năng diệt vi khuẩn. Chúng chứa Phenol Polymer tự nhiên, có thể kết hợp với Protein trong virus hoặc vi khuẩn để làm mất khả năng truyền bệnh. Đặc biệt là có tác dụng tiêu diệt virus viêm gan và virus bại liệt.
Do đó, đối với rùa, nó không chỉ có thể bổ sung Vitamin cho rùa mà còn có tác dụng chống độc và diệt khuẩn. Nho mua trên thị trường nếu có phần hỏng có thể loại bỏ phần hỏng sau đó ngâm trong nước muối 15 – 20 phút để khử trùng là có thể cho rùa ăn.
Số lượng trung bình là mỗi con rùa ăn 5 ngón tay lớn là được. Cũng có thể kết hợp cho 10 con rùa ăn một quả chuối. Chuối rất giàu Kali, và nó cũng có tác dụng làm sạch ruột và điều trị táo bón. Nho và chuối không nên quá nhiều.
Chúng có thể được cho ăn một lần một tuần hoặc một nửa tháng một lần. Vì đây là những loại trái cây có tính hàn, với người như vậy và với rùa cũng như vậy. Những trái cây này có thể được ném vào bể hoặc đặt trên chỗ ăn trong bể. Sau khi cho ăn 2 – 3 giờ, phần thức ăn còn lại nên được làm sạch để tránh thay nước thường xuyên trong mùa sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng của trứng.
Lưu ý khi bổ sung thức ăn cho rùa ngày hè
Đối với rùa, hầu hết các loại trái cây và rau quả hàng ngày của con người đều có thể được sử dụng được. Ngoài thức ăn cho rùa, những thực phẩm này có thể được sử dụng làm thực phẩm bổ sung. Nhằm bổ sung một số chất dinh dưỡng bị thiếu.
Nhưng việc cho ăn không có nghĩa là càng ăn nhiều càng tốt. Các loại rau như rau chăn vịt nên được cho ăn càng ít càng tốt. Vì rau chân vịt chứa quá nhiều Axit Oxalic, rất dễ gây thiếu hụt Canxi trong cơ thể. Ngoài ra, đậu chứa Protein cao và sản xuất quá nhiều tinh thể Axit Uric, cũng không nên cho rùa ăn nhiều. Đặc biệt là rùa Tai Đỏ, rùa Cá Sấu…
Tập trung vào việc đảm bảo thức ăn tươi và ngon miệng. Vào mùa hè, nhiệt độ cao và thức ăn rất dễ bị hư hỏng. Đặc biệt là thức ăn đông lạnh dễ bị hư hỏng hơn. Vì vậy, cần đảm bảo chuẩn bị thức ăn và cho ăn kịp thời. Tuân thủ cho ăn đúng thời gian, địa điểm, chất lượng và số lượng để có thể thúc đẩy hiệu quả sự phát triển khỏe mạnh của rùa.
Ngoài ra, nên tránh cho rùa ăn thức ăn quá đơn điệu, nên cho rùa ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Thời gian cho ăn không nên quá sớm, và nên giảm thiểu các xáo trộn và thiệt hại bên ngoài sau khi cho ăn. Thức ăn và dụng cụ còn sót lại cần được xử lý kịp thời để duy trì vệ sinh cho bể nuôi rùa.
Nuôi rùa cảnh vào mùa hè cần phòng tránh những bệnh gì?
Mốc nước
Khi bắt đầu bệnh, sự thèm ăn của rùa giảm đi và rùa cảm thấy bồn chồn lo lắng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mai bị ăn mòn và trở nên mềm và mỏng, dẫn đến tử vong. Phương pháp phòng ngừa là để rùa hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời, thay thế nước mới mỗi ngày và khử trùng thường xuyên.
Xử lý bằng cách ngâm con rùa bị bệnh trong 1 % muối và 0,4 % soda. Mỗi ngày một lần trong 20 phút. Khi nuôi rùa cảnh, nếu da rùa và mai rùa bị tổn thương, hãy bôi dung dịch Kali Permanganat 0,1% vào khu vực bị ảnh hưởng, 1 hoặc 2 lần một ngày trong vài ngày.
Bệnh loét cổ rùa
Bệnh này là một bệnh truyền nhiễm do virus. Sau khi rùa mắc bệnh, cổ có bông và vón cục, hoạt động không thuận tiện, cảm giác thèm ăn giảm và mắt bị nhắm lại. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ chết trong vài ngày. Phương pháp kiểm soát đó là rửa rùa bị bệnh bằng nước muối 5% trong 1 giờ. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh như Oxytetracycline lên vùng bị ảnh hưởng của rùa, 2 đến 3 lần một ngày.
Say nắng
Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ của nước hồ bơi quá cao, rùa sẽ bị phù não và gây ra đột quỵ do nhiệt. Biểu hiện chủ yếu là rối loạn trạng thái tinh thần, đôi khi bò một cách phấn khích, đôi khi mất trí nhớ, run cơ cổ, uốn cong đầu và cổ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Một khi rùa được phát hiện ở nhiệt độ cao, nó nên được đặt trong một khu vực yên tĩnh, có bóng mát. Đồng thời, tiêm 1ml Magiê Sulfat 30% hai lần một ngày. Hằng ngày, bạn nên chú ý phòng chống say nắng và làm mát, bổ sung lượng dưa và trái cây nhiệt đới thích hợp vào khẩu phần ăn.
Mắt đỏ (bệnh mắt đỏ)
Do ô nhiễm nước, hạn hán hoặc nhiệt độ cao trong thời gian dài và không có mưa làm cho cát, bụi, mảnh vụn và những thứ khác lọt vào mắt rùa. Con rùa bị bệnh có mắt đỏ, xói mòn giác mạc và tiết dịch sữa.
Phương pháp kiểm soát là rửa mắt bằng nước muối 1% hoặc 2% Axit Boric và loại bỏ dịch tiết trong mắt, sau đó bôi thuốc mỡ mắt Chlortetracycline hoặc Tetracycline hai lần một ngày, và bổ sung lượng dầu gan cá tuyết thích hợp vào khẩu phần ăn.
Giun đũa
Rùa con là loài dễ bị nhiễm bệnh nhất. Khi có nhiều giun đũa ký sinh, rùa thường rụt đầu và không muốn bò, sự thèm ăn bị giảm, niêm mạc nhợt nhạt, tăng trưởng kém hoặc tiêu chảy. Để làm tốt công việc kiểm soát giun đũa, trước tiên hãy khử trùng chúng đúng giờ và thường xuyên tẩy giun.
Phương pháp điều trị là sử dụng 40 – 50mg Tetraimidazole cho mỗi kg trọng lượng cơ thể hoặc nửa viên (0,25 g) trên 500 g trọng lượng cơ thể vào buổi chiều hoặc trong bữa ăn, vào buổi chiều ngày thứ hai, dùng liều thuốc này một lần nữa.
Lưu ý khi phòng chống dịch bệnh cho rùa cạn và rùa nước
Chú ý đến việc làm sạch bể nuôi rùa cảnh. Bao gồm nước, thức ăn, dụng cụ ăn của rùa và bể nuôi rùa. Những con rùa có dấu hiệu bất thường nên được đưa ra ngoài để điều trị cách ly. Những con rùa khỏe mạnh nên được khử trùng mỗi tuần một lần và ngâm trong dung dịch Kali Permanganat màu đỏ (khoảng 40 ppm) trong 20 đến 30 phút.
Vào mùa hè, rùa bị viêm dạ dày ruột nhiều. Do đó, ngoài việc chú ý đến vấn đề vệ sinh của bể nuôi rùa cảnh và thức ăn cho rùa thì cũng nên trộn một lượng nhỏ kháng sinh và thuốc thảo dược Trung Quốc có khả năng khử độc và làm sạch trong thức ăn của rùa, cũng có hiệu quả để giảm sự xuất hiện của bệnh ở rùa.
Như vậy, việc nuôi rùa cảnh vào mùa hè cũng có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm có thể gửi tin nhắn về cho chúng tôi. Chúc bạn nuôi rùa cảnh luôn khỏe mạnh!