Tất cả sinh vật sống đều có thể bị bệnh và rắn bị bệnh cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng Rắn là loài động vật có sức đề kháng cực mạnh. Vì vậy không phải tất cả các bệnh đều sẽ xảy ra với chúng. Chỉ cần chủ nuôi nắm được cách điều trị một số loại bệnh phổ biến ở rắn cảnh thì sẽ không phát sinh vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, ngược lại chỉ một chút lơ là có thể khiến thú cưng của bạn mất mạng.
Nuôi rắn cảnh ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng còn cần có sự quan sát. Kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ của rắn cảnh để có thể đưa ra phương pháp điều trị kip thời. Nếu bạn đang nuôi rắn làm cảnh thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart. Dưới đây sẽ là bài tổng hợp tất cả các trường hợp rắn bị bệnh và cách chữa bệnh cho rắn an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.
Rắn bị bệnh nội ký sinh trùng
Nguồn gốc kí sinh trùng
Nguồn gốc kí sinh trùng trong cơ thể rắn kiểng không nằm ngoài hai vấn đề “thức ăn” và “môi trường sống”. Vì rắn sống trong môi trường tự nhiên sẽ săn bắt các con mồi hoang dã, mà bản thân những mồi này có khả năng mang kí sinh trùng rất lớn. Đồng thời những kí sinh trùng ở môi trường hoang dã này có thể xâm nhập vào cơ thể rắn qua da hoặc lỗ bài tiết.
Rắn cảnh như rắn Sữa, rắn Ngô, rắn Vua… được nuôi bằng chuột ít có khả năng nhiễm kí sinh trùng hoặc trứng giun hơn. Còn rắn nhỏ mini lấy cá, ếch, thạch sùng… làm mồi có nguy cơ nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý tới thức ăn của rắn cảnh. Cũng có lúc do chủ nuôi sơ xuất hoặc do không dọn dẹp sạch sẽ môi trường nuôi khiến kí sinh trùng sinh sôi nảy nở. Hoặc do lớp lót nền chứa sẵn trứng kí sinh trùng mà lây nhiễm sang Rắn được nuôi dưỡng.
Triệu chứng rắn cảnh bị nhiễm nội kí sinh trùng
Biểu hiện rõ ràng nhất khi rắn bị bệnh là mặc dù rắn vẫn ăn rất đều nhưng vẫn luôn gầy xơ xác. Hơn nữa có khả năng còn ngày một gầy hơn. Chúng ta đều biết kí sinh trùng sống dựa vào việc hút chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ. Nếu chúng sinh sôi ngày càng nhiều, rắn kiểng gầy đi là chuyện đương nhiên. Đến khi vật chủ không chịu nổi nữa thì thôi.
Chữa trị cho rắn bị bệnh nhiễm ký sinh trùng
Diệt nội kí sinh trùng
Nếu đứng trên góc nhìn kinh tế và thực dụng, nên tiêm dung dịch Levamisole HCl. Không những còn có thể uống mà tiêm bắp sẽ giúp thuốc ngấm nhanh hơn, hiệu quả toàn diện hơn. Vì liều lượng khá ít, không có tác dụng kích thích cục bộ đối với cơ thể rắn nên hiệu quả chỉ đạt mức một nửa.
Nếu kết hợp với Metrifonate sẽ có hiệu quả kháng sinh rộng hơn, có tác dụng với các loại giun tròn, sán dây, giun đũa, trùng hút máu. Dùng thuốc sau 2 – 6 giờ là phát huy tác dụng, có thể cách 1 tuần dùng 1 lần. Cũng có thể định kỳ tẩy giun mỗi năm 2 lần, tiến hành nhiều vào mùa hè, thu.
Phương pháp ngoài da
Dùng các loại thuốc tẩy giun dạng bột như Avermectin, Levamisole, Albendazole. Liều lượng Avermectin 0,1 mg/kg; Albendazole 10mg/kg; Levamisole 20mg/kg. Tiến hành ngâm tắm cho rắn bị bệnh để diệt kí sinh trùng.
Ngoài ra tẩy giun khá nguy hiểm đối với rắn non, chỉ cần lượng thuốc hơi lớn cũng có thể khiến chúng mất mạng. Bạn vẫn nên đợi chúng lớn hơn một chút hoặc đợi trưởng thành rồi mới sử dụng loại thuốc này. Có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.
Đối với rắn ăn cá, ếch nên tẩy giun định kì mỗi mùa một lần. Rắn kiểng ăn chuột tẩy giun mỗi năm 2 lần. Rắn mới lớn chỉ nên dùng với liều lượng 1/8 viên thuốc. Cho rắn sử dụng bằng cách trộn cùng thức ăn. Thông thường dùng thuốc xong đợi đến lần bài tiết đầu tiên là có kết quả. Kiểm tra chất thải của rắn nếu thấy có giun hoặc kí sinh trùng thì đợi 1 tuần sau lại tẩy giun thêm một lượt nữa.
Cách phòng tránh ký sinh trùng cho rắn kiểng
Xử lí thức ăn
Việc này khá đơn giản với rắn nuôi bằng chuột. Khi mua chuột làm mồi cho rắn kiểng, bạn chỉ cần chọn những địa chỉ có uy tín là được. Không nên ham giá rẻ mua phải thức ăn cho rắn kém chất lượng. Nếu rắn chịu ăn mồi chết thì càng dễ, chuột sữa đông lạnh là lựa chọn tốt nhất cho chúng. Đối với rắn ăn cá, ếch có thể đưa những mồi này vào ngăn đông trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp tiêu diệt kí sinh trùng và trứng của chúng trong mồi.
Xử lí lớp lót ổ
Tốt nhất nên dùng giấy báo làm lớp lót vì kí sinh trùng khó sinh trên bờ mặt giấy. Nếu bắt buộc phải dùng mùn cưa hoặc rơm cỏ làm đệm, hãy chọn loại có chất lượng cao. Có thể dùng nhiệt độ cao để xử lý diệt khuẩn cho cỏ trước khi đưa vào ổ. Ngoài ra trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày, chủ nuôi cần chú ý xử lí rác thải. Kịp thời dọn dẹp chất thải của chúng. Lớp lót mùn cưa dùng 1 thời gian rồi cũng nên thay mới.
Chữa trị cho rắn bị bệnh nấm
Nguyên nhân rắn bị bệnh
Chúng ta đều biết nấm mốc và vi khuẩn phát triển rất mạnh khi gặp môi trường ẩm ướt. Cũng vì lí do đó, trong môi trường có độ ẩm thấp rắn rất dễ phát độc. Do đó, các chủ nuôi luôn phải chú ý đến thời gian mùa mưa hàng năm là đỉnh điểm các bệnh của rắn cảnh.
Nguyên nhân khiến rắn bị bệnh là do nấm mốc. Nấm mốc gây nhiễm độc là bệnh về da thường thấy ở rắn. Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể và ổ rắn quá ẩm ướt hoặc mất vệ sinh, không thông thoáng. Các cá thể hay mắc bệnh như rắn lục mũi hếch sẽ không có sức sống. Bệnh càng phát sinh dễ dàng hơn trong mùa mưa.
Triệu chứng nhiễn bệnh của Rắn
Phần vây ở bụng rắn bị bệnh đóng mảng hoặc có những mảng nấm da màu đen, có trường hợp còn lan ra cả phần lưng và toàn bộ cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, phần da bị ảnh hưởng sẽ trở nên lở loét, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng da của rắn mà có thể còn khiến rắn tử vong.
Phương pháp điều trị cho rắn bị nấm
Việc điều trị bệnh không phức tạp chút nào, tuy nhiên cần để ý rắn sau khi khỏi bệnh, cần quan tâm chăm sóc đến chúng nhiều hơn. Trong trường hợp này, chủ nuôi phải chú ý đến môi trường sống của chúng, nếu không sẽ khiến bệnh diễn biến càng phức tạp.
Khi phát hiện rắn bị bệnh, chủ nuôi nên nhanh chóng sử dụng dung dịch kích thích giải độc. Cho rắn ngâm tắm, tiêu độc, sau đó dùng cao Nystatin bôi lên khu vực nhiễm bệnh cho rắn. Đồng thời dùng 0,5 – 1 viên Nystalin (250000 đơn vị/viên), 2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 3 – 4 ngày.
Khi các đốm ban bệnh đã đóng thành vảy, dùng I – ốt 1% – 2%, mỗi ngày 1 – 2 lần, cho uống Clotrimazole 3 lần/ngày và 2 viên/ngày (1 gram). Nếu có thể, dùng thuốc bôi Clotrimazole càng có hiệu quả hơn. Đồng thời với các loại thuốc trên.
Chủ nuôi cũng phải tìm cách làm giảm độ ẩm của chuồng hoặc ổ nuôi, cải thiện môi trường sống của rắn, cố gắng để khô ráo và thông thoáng nhất có thể. Thông thường quá trình trị liệu kéo dài khoảng 1 tuần là khỏi. Đưa rắn đã lành bệnh về ổ và tắm một lượt tiêu độc nữa
Điều trị cho rắn bị bệnh viêm miệng
Nguyên nhân và triệu chứng
Vào mùa xuân, sau khi trải qua thời kỳ ngủ đông, cơ thể rắn rất yếu. Lúc này, nếu độ ẩm trong ổ rắn quá cao, điều kiện môi trường kém. Điều này rất dễ khiến vi trùng sinh sôi trong miệng rắn và dễ khiến rắn bị bệnh viêm miệng.
Đồng thời, khi rắn ăn cá hoặc thức ăn cho rắn là các loài Gặm nhấm, miệng của chúng rất dễ bị tổn thương do xương cá hoặc móng vuốt chuột, cũng có thể gây ra bệnh này. Viêm miệng rất dễ lây lan và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan ra toàn bộ quần thể rắn.
Các triệu chứng ban đầu là hai bên hàm của rắn bị bệnh sưng to. Mở miệng của Rắn, bạn có thể thấy được bên trong đã bị loét và có lớp dịch nhầy rất dày. Rắn bệnh thường nhô đầu lên, miệng hơi há ra và không thể đóng khí.
Thuốc chữa bệnh viêm miệng cho rắn
Dùng tăm bông làm sạch dịch tiết. Khử trùng bằng dung dịch Refounol hoặc Axit boric. Sau đó sử dụng Tím Gentian bôi 1 – 2 lần/ngày, duy trì khoảng 10 ngày. Nếu Rắn không mở miệng, hãy dùng đũa mở miệng rắn để quan sát và điều trị. Nếu độ ẩm trong ổ rắn quá cao, chủ nuôi phải dọn dẹp ổ, sau đó phơi ổ dưới ánh sáng mặt trời. Cũng có thể đưa rắn ra nơi có ánh nắng mặt trời, đồng thời làm chậm diễn biến bệnh, thay lót ổ cho rắn.
Cách điều trị cho rắn bị bệnh viêm phổi cấp tính
Nguyên nhân và triệu chứng rắn bị bệnh viêm phổi
Nhiệt độ trong ổ rắn cao, độ ẩm cao, lạnh đột ngột, nhiệt độ thay đổi đột ngột và môi trường bí bách là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở rắn. Những chú rắn có sức đề kháng kém hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau sinh có nhiều khả năng mắc bệnh.
Nếu rắn bj bệnh không được điều trị, bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả đàn trong vòng 3 đến 5 ngày, khiến rắn chết hàng loạt. Đây là bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao và đôi khi ngay cả một chú rắn khỏe cũng khó mà thoát được.
Các triệu chứng khi rắn bị bện là khó thở, chán ăn, thường ở bên ngoài ổ, ngay cả khi được đặt lại vào ổ, chúng vẫn sẽ trèo ra ngoài. Trong miệng rắn không có dịch tiết. Đối với loại bệnh này, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa sớm, điều trị sớm, để tránh khiến bệnh lan tràn.
Thuốc chữa bệnh viêm phổi cho rắn
- Dùng da ếch cùng các loại kháng sinh như Erythromycin, Tetracycline hoặc Oxytetracycline 1 gram, mỗi ngày cho ăn 3 lần, thường sau khoảng 3 – 4 ngày là khỏi.
- Dùng dung dịch Penicillin dưới dạng muối Natri 400.000 đơn vị tiêm bắp, mỗi ngày từ 3 – 4 lần, tiêm nhiều lần vào nơi bắp thịt mập nhất ở lưng Rắn, hiệu quả trị liệu khá tốt.
- Dùng Benzylpenicillin 100.000 đơn vị, Streptomycin 100.000 đơn vị, hòa cùng 2 – 3ml nước cất. Tiêm bắp lần lượt 2 loại mỗi lần. Liên tục trong vòng 3 ngày.
- Tiêm Cefazolin Sodium (0,5 g/bình), lần đầu dùng cùng 1 bình nước cất để hòa loãng, dùng cho 8kg Rắn, sau giảm xuống mỗi bình dùng cho 16kg Rắn. Mỗi ngày tiêm hai lần sáng và tối đến khi rắn khỏe lại.
Nếu trong miệng rắn có khối dịch hoặc khi rắn bị bệnh thở có nghe tiếng khò khè, có thể kết hợp tiêm Atropine sulfate. Thuốc này có tác dụng đặc thù giúp mở rộng khí quản, làm dịu cơ bàng quang, loại bỏ đờm rất hiệu quả. Liều lượng sử dụng là 0,02 – 0,04 milligram/kg, tiêm bắp, mỗi ngày 1 lần, nếu bệnh nặng mỗi ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục từ 7 – 10 ngày.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho rắn
- Chú ý giữ chuồng nuôi, ổ nuôi, các đồ dùng và môi trường sạch sẽ, không khí trong lành.
- Vào mùa đông cần chú ý duy trì sự khô ráo và nhiệt độ thích hợp cho ổ nuôi hoặc chuồng nuôi, tránh để quá nóng hay quá ẩm. Nếu nuôi rắn trong nhà, khi tiến hành thông gió để giảm nhiệt độ quá cao, cần tránh để gió lạnh tạt thẳng vào thân rắn.
- Khi phát hiện rắn bị bệnh, dùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) 1/1000 hoặc Clorua vôi (CaOCl2) rửa sạch ổ, đợi sau khi phơi khô mới thả lại rắn vào ổ.
- Nếu thời tiết đột nhiên thay đổi, cần áp dụng những phương án đối phó kịp thời. Ví dụ khi không khí lạnh, ẩm tới, nên làm tốt công tác chắn gió và giữ ấm.
- Đối tượng phòng tránh chính của bệnh này là rắn cái mới sinh sản xong, cơ thể hư nhược. Trong quá trình rắn sinh sản nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và nước sạch. Đảm bảo độ ấm, ẩm phù hợp, đề cao sự thông thoáng của ổ rắn, ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của bệnh.
Phòng và chữa bệnh chán ăn ở rắn cảnh
Ngoài các bệnh kể trên, thức ăn kém và đơn điệu thường có thể gây bệnh chán ăn cho rắn. Rắn chán ăn sẽ ăn rất ít hoặc không ăn gì cả. Theo thời gian, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng bình thường của rắn.
Điều trị cho rắn bị bệnh chán ăn bằng cách mỗi ngày ăn 5 – 20 ml dung dịch Vitamin B tổng hợp. Đồng thời, cho chúng ăn thức ăn lỏng như trứng, hoặc cho ăn lươn, chạch tươi và các thực phẩm khác. Thực phẩm cho rắn ăn cần là loại tươi. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn, nên kịp thời cung cấp thức ăn cho rắn cái sau khi sinh. Khu vực hoạt động của rắn phải rộng rãi, đồng thời cũng cần chú ý tẩy giun cho rắn.
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa bệnh cho rắn
Penicillin thường không gây dị ứng với cơ thể của động vật. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ. Rắn và một số loài thú khác dễ bị dị ứng. Sau khi tiêm không lâu liền xuất hiện các triệu chứng đổ mồ hồi, hưng phấn, run cơ, tim đập nhanh, khó thở, khó chịu, co giật. Nếu xuất hiện tình trạng dị ứng thuốc, nên lập tức ngưng dùng thuốc. Dùng hoocmon Adrenaline hoặc Dexamethasone để tiến hành cấp cứu.
Khi sử dụng muối Kali Penicillin cho rắn bị bệnh cũng cần chú ý đến sự thay đổi lượng Kali trong máu. Nói chung là cấm sử dụng với liều lượng lớn. Đặc biệt đối với những loài rắn ngô hoặc động vật mắc chứng Kali máu cao. Dùng Penicillin liều cao có thể làm ảnh hưởng đến cơ chế đông máu khi nuôi rắn kiểng. Gây chảy máu hoặc dẫn đến ngộ độc hệ thần kinh trung ương.
Nó khiến động vật co giật, không thể tự điều khiển, thậm chí tê liệt. Do đó cần phải kiểm soát một cách chặt chẽ liều lượng thuốc sử dụng thuốc cho các loại rắn cảnh đẹp này. Penicillin là loại thuốc nên được sử dụng ngay vì dung dịch Penicillin không ổn định.
Thời gian phân giải trong điều kiện nhiệt độ phòng càng lâu, hiệu quả sử dụng càng thấp, sản phẩm của quá trình phân giải càng nhiều, càng chất gây dị ứng càng tăng. Do đó nên lập tức sử dụng để đảm bảo hiệu quả và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Nuôi rắn kiểng và lưu ý khi sử dụng kháng sinh
Trên thực tế, các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin được sử dụng rộng rãi khi nuôi rắn kiểng nói riêng và loài bò sát nói chung. Tuy nhiên cũng có những điều nhất định cần lưu ý khi sử dụng. Đừng nên dùng thuốc một cách mù quáng. Nếu sử dụng thuốc không đúng cách, không những không thể làm bệnh tốt lên. Ngược lại còn làm bệnh tình bị kéo dài, gây tổn hại rất lớn đến cơ thể của rắn.
Penicillin có tác dụng trị liệu rất lớn đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mô tế bào, bệnh than, nhiễm trùng huyết,… Oxacillin, O-Chloropenicillin, Diclofenac và Benzathine Penicillin có tác dụng chữa trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chấn thương nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus, nhưng bạn nhất định phải kiểm soát liều lượng thuốc khi dùng!
Hầu hết các loại thuốc thú y Penicillin đều dễ bị tiêu huỷ bởi axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa. Do đó hiệu quả uống thuốc khá kém hoặc không có hiệu quả. Cách dùng thích hợp nhất đối với các loại thuốc thú y Penicillin là tiêm bắp. Việc hấp thu thuốc nhờ tiêm bắp nhanh hơn và trọn vẹn hơn, hiệu quả chữa bệnh cũng chắc chắn hơn.
Những lưu ý khi tiêm cho rắn bị bệnh
Tiêm thuốc là một cách nhanh chóng và hiệu quả để chữa bệnh cho Rắn, và nó cũng tránh được những rắc rối khi Rắn không chịu uống thuốc. Tuy nhiên cần lưu ý đến vị trí tiêm và phương pháp tiêm cho Rắn, nếu lỡ sai lầm ngược lại có thể gây ra những rắc rối không cần thiết. Đồng thời, chúng ta phải chú ý đến việc lựa chọn thuốc và liều lượng sử dụng, dùng thuốc bừa bãi rất có khả năng sẽ khiến rắn tử vong.
Không tiêm vào đuôi rắn bị bệnh
Rất nhiều người mới nuôi Rắn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “tiêm vào mông” ở người, họ cho rằng vị trí tốt nhất để tiêm cho Rắn là phần đuôi của chúng. Tuy nhiên đuôi Rắn là bộ phận vô cùng nhạy cảm, là nơi tập trung dày đặc của các dây thần kinh.
Chỉ cần bấn cẩn một chút là có thể gây tổn thương cho dây thần kinh ở đuôi rắn, khiến chúng ốm và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó khi tiêm cho rắn, nên chọn tiêm nơi bắp thịt đầy đặn ở vị trí phía dưới tim hoặc hai bên cột sống.
Không được dùng kim quá to để tiêm cho rắn
Dùng kim kim tiêm quá lớn tiêm cho rắ vì tiêm nông, mũi kim lớn, thuốc sau khi tiêm vào rất dễ trào ra. Đồng thời do lỗ tiêm quá lớn cũng sẽ khiến chỗ tiêm bị viêm, chảy máu, làm giảm đi hiệu quả của thuốc.
Không kích thích phần ngực của rắn
Khi tiêm bắp cho rắn bị bệnh, không nên tiêm dựng thẳng ở phần ngực của rắn. Vì ngực của chúng mỏng, về cơ bản không có cơ bắp, tiêm dựng thẳng vào đó rất dễ xuyên thủng ngực và khiến thuốc ngấm vào lồng ngực, khiến rắn tử vong. Phương pháp đúng đắn là tiêm xiên từ khe giữa vảy rắn nhưng cũng không được đâm quá sâu.
Cấm tiêm tập trung vào một chỗ
Độ dày bắp thịt của rắn mỏng hơn nhiều so với gia cầm, nếu tiêm một lượng thuốc lớn vào một điểm rất dễ khiến phần thịt đó tổn thương cục bộ. Đồng thời cũng không tốt cho việc hấp thụ thuốc nhanh. Nên chia thuốc thành nhiều phần và tiêm vào nhiều điểm khác nhau.
Đặc biệt khi tiêm Penicillin cho rắn bị bệnh, đây là loại thuốc có dược tính khá mạnh, thích hợp với phương pháp “chia ra tiêm nhiều điểm”. Đồng thời cũng có hiệu quả làm giảm cơ đau cho rắn khi thuốc ngấm quá chậm.
Phương pháp phòng tránh rắn bị bệnh
- Vệ sinh môi trường phải luôn được đề cao. Môi trường sống bẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh cho Rắn.
- Thường xuyên khử trùng nơi cư trú của rắn, chủ sở hữu cũng nên làm tốt công tác tự vệ sinh bản thân, nhưng tần suất khử trùng cũng không nên quá dày.
- Chú ý đến mức độ dinh dưỡng chung của thức ăn, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và khả năng kháng bệnh của rắn. Chế độ ăn không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xác suất nhiễm bệnh của trại Rắn cao hơn.
- Cần thiết lập chế độ kiểm tra hàng ngày, nếu phát hiện tình hình ăn uống bất thường, Rắn lười di chuyển, phân bất thường… Chủ nuôi cần kịp thời theo dõi và xử lí đúng cách. Nếu nuôi rắn với quy mô lớn, tốt nhất nên tiến hành cách ly, ngăn ngừa rắn bị bệnh lây nhiễm đến những con rắn khỏe mạnh khác.
- Phát hiện sớm, cách ly sớm và điều trị sớm những con rắn bị bệnh.
- Tẩy giun thường xuyên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và phải được thực hiện mỗi năm một lần vào đầu mùa hè và cuối mùa thu.
- Nếu bạn săn được một chú rắn hoang hoặc mua phải một chú rắn hoang, cần tiến hành kiểm tra và cách ly chúng một thời gian. Khi đã được kiểm tra và đảm bảo không mắc bệnh mới được nuôi chung với rắn khác.
Để đảm bảo rắn khoẻ mạnh, trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên dành nhiều thời gian và công sức một chút. Mặc dù phải vất vả hơn nhưng còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc điều trị cho một chú rắn bị bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn cho chú rắn của mình. Chúc bạn thành công!