Sóc Hoàng Đế hay sóc Albert Squirrel đen, là một loại sóc cảnh có ngoại hình khá đẹp lại rất dễ thuần hóa. Sóc Hoàng Đế là một trong những giống sóc được nhiều người yêu thích. Chúng được nuôi như thú cưng ở trong mỗi gia đình.
Sóc Hoàng Đế khi nuôi dưỡng và chăm sóc không quá khó. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên nuôi chúng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn dễ huấn luyện sóc hơn. Dưới đây là 6 điều cần ghi nhớ khi nuôi loài sóc cảnh này mà Pet Mart đã tổng hợp được. Hy vọng bạn có thể ghi nhớ và áp dụng khi nuôi sóc cảnh.
Đặc điểm ngoại hình của sóc Hoàng Đế Abert’s Squirrel
Sóc Hoàng Đế có lông đuôi dài và mượt, các chi khá dài, nhưng chân trước ngắn hơn chân sau. Tai tương đối lớn, có một túm lông đen dài ở sau tai. Toàn thân từ mặt đến gốc đuôi, hai bên sườn, phía ngoài tứ chi đều có lông màu xám đen, chân lông màu đen xám, và chóp lông có màu nâu hoặc xám.
Tai và đuôi của sóc hoàng đế đặc biệt dài và có thể thích nghi với cuộc sống trên cây, chúng sử dụng móng vuốt và đuôi như móc dài để treo lên cành cây. Vào lúc bình minh và buổi tối, chúng cũng sẽ rời khỏi cây và tìm kiếm thức ăn trên mặt đất.
Phần bụng từ phía sau dưới cằm đến gốc đuôi, và bên trong các chi có màu trắng. Lông đuôi màu nâu đen, với phần gốc lông có màu xám. Sự khác biệt màu lông giữa các cá nhân rất lớn, chẳng hạn như màu xanh xám, xám, xám nâu, xám đen và nâu sẫm. Màu sắc của lông cũng thay đổi theo sự khác biệt trong khu vực.
Thói quen của sóc Hoàng Đế
Sau khi thu hoạch thực phẩm phong phú vào mùa thu, sóc sẽ sử dụng hốc cây hoặc đào hố trên mặt đất để lưu trữ thực phẩm. Đồng thời lấp kín bằng đất đá hoặc lá cây. Con sóc mới sinh, không có lông và mắt nhìn không rõ.
Con sóc hơn 2 tháng sẽ trở nên nhanh nhẹn. Loài sóc này rất dịu dàng với chủ. Cần đối xử với chúng một cách nhẹ nhàng, để nó sẽ tuyệt đối tuân theo bạn. Tránh bị sóc cắn. Đôi khi chúng sẽ nhẹ nhàng gặm ngón tay của bạn nhưng đây là biểu hiện thân thiện của nó
Loài sóc làm tổ trên những cành cây rậm rạp, hoặc sử dụng tổ của quạ và chim. Đôi khi làm tổ trong các lỗ trên cây, ngoài việc ăn trái cây hoang dã, chúng còn ăn cành cây, chồi non, lá, côn trùng và trứng.
Khi mùa thu đến, nó bắt đầu lưu trữ thức ăn. Sóc hoàng đế thường lưu trữ vài kg thực phẩm ở một số nơi. Chúng còn phơi thức ăn trên cây để ngăn chúng hư hỏng. Bằng cách này, vào mùa đông lạnh, sẽ không sợ không có gì để ăn.
Môi trường sống của sóc Hoàng Đế
Nuôi dưỡng sóc Hoàng Đế baby nhân tạo có thể sử dụng lồng bằng inox kích thước thích hợp. Trong lồng có chỗ leo trèo, tạo điều kiện thuận lợi cho phối giống và chăm sóc nuôi dưỡng. Nếu như dùng lồng nuôi được cấu tạo bằng tre gỗ dễ dàng bị chúng cắn hỏng.
Nơi đặt lồng phải khô ráo, đông ấm hạ mát. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản và phát triển nên duy trì ở mức 10°C – 30°C. Nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp nhất là ở khoảng 15°C. Độ ẩm phải duy trì ở mức 40%-50%.
Sóc Hoàng Đế baby không thể chịu đựng được nhiệt độ cao, bởi lông khá dày và tối màu. Khi nhiệt độ ở mức 35°C có thể cảm nắng mà tử vong. Vì vậy mùa hè ngày nhiệt độ cao nên chú ý thông gió, che nắng cho lồng nuôi. Tốt nhất là nuôi trong nhà.
Duy trì nhiệt độ thích hợp, mùa thu đề phòng gió lạnh xâm nhập, để tránh mắc bệnh hô hấp và viêm xương khớp. Ngoài ra, chúng không đòi hỏi ánh sáng quá mạnh. Nếu như tiếp
nhận tia sáng quá mạnh, thường xuất hiện các hiện tượng như lông xơ rối và mất sự bóng láng.
Thức ăn cho sóc Hoàng đế
Sóc Hoàng Đế là một loài động vật ăn tạp. Chủ yếu ăn tất cả các loại ngũ cốc, hạt cây và trái cây và đôi khi ăn côn trùng nhỏ. Thức ăn thực vật của nó chủ yếu bao gồm hạt có vỏ cứng và hạt cây. Thức ăn động vật chủ yếu là côn trùng, ấu trùng, trứng kiến và các động vật nhỏ khác. Thức ăn khi nuôi dưỡng sóc nhân tạo phân chia thành 2 loại thức ăn xanh và thức ăn tinh.
- Thức ăn xanh chủ yếu bao gồm có: Cà rốt, rau muống, các loại hoa quả tươi cùng với những loại rau xanh tươi.
- Thức ăn tinh bao gồm có: bột cám gạo, bột ngô, bột đậu, ngũ cốc…Ngoài ra thêm một ít muối ăn, bột men, bột xương, đường mật và nguyên tố vi lượng. Có thể làm
thành thức ăn khô dạng viên.
Kết hợp khoa học các loại thức ăn để chăm sóc cho sóc phát triển cân bằng. Lưu ý, cần bổ sung Canxi cho sóc hoàng đế đầy đủ và đúng cách. Tránh cho chúng bị còi xương hoặc bị các bệnh liên quan tới khớp.
Khi nuôi sóc Hoàng Đế cần cung cấp cho sóc các loại thức ăn vỏ cứng. Đây là vấn đề rất quan trọng, không nên xem nhẹ. Hậu quả nếu không cho ăn các loại hạt có thể dẫn đến răng dài và một loạt các phản ứng dây chuyền. Bạn có thể cho chúng ăn hạt óc chó là tốt nhất.
Cách bổ sung Canxi cho sóc Hoàng Đế
Tình trạng thiếu Canxi ở sóc Hoàng Đế
Thiếu Canxi là một vấn đề rất nghiêm trọng, có thể đe dọa đến sức khỏe của sóc. Sóc bị chứng thiếu Canxi thường nằm bò ra để ăn thức ăn. Thường xuyên thở gấp, không thể chạy nhảy bình thường, vận động khó khăn. Nếu nhảy cũng từng cái từng cái một, khá giống với thỏ. Móng chân dễ mắc vào các vật dụng bằng vải…
Nguyên nhân dẫn đến thiếu Canxi là do chế độ ăn uống hàng ngày không có đủ dinh dưỡng. Hoặc sóc được nuôi trong phòng tối thời gian dài. Cơ thể sóc hoàng đế không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ… Phương pháp điều trị khi sóc bị thiếu Canxi
- Sử dụng Canxi dạng lỏng: VCí dụ Canxi Gluconat và vitamin A, D có bán tại các hiệu thuốc. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần, một tuần là thấy chuyển biến tốt một cách rõ ràng.
- Pha thêm Canxi Gluconat vào nước uống hoặc sữa: Cho sóc uống hàng ngày. Sau đó dùng xilanh bơm từ từ dầu gan cá vào trong miệng của sóc. Nếu tình trạng thiếu Canxi nặng thì điều trị khoảng 1 tháng.
Bổ sung Canxi cho sóc
Khi nuôi sóc Hoàng Đế, cần lưu ý bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày của sóc. Các loại thực phẩm dinh dưỡng chứa thành phần Canxi được chế biến để sóc có thể hấp thu trực tiếp.
Một cách rẻ hơn là cho sóc hoàng đế nhai các mẩu xương động vật, mai mực đã được phơi khô. Cách này vừa giúp chúng mài mòn răng, vừa bổ sung canxi hiệu quả. Hoặc mua các loại đá mài răng Canxi cho sóc chơi. Theo các bác sĩ thú y, vỏ sò, vỏ trứng gà cũng là một nguồn Canxi tự nhiên rất tốt. Có thể nướng lên hoặc phơi khô, sau đó mài thành bột và trộn trong thức ăn cho sóc.
Sai lầm khi bổ sung Canxi cho sóc cảnh
Không được bổ sung Canxi cho sóc hoàng đế một cách bừa bãi. Có một câu nói rất hay là “bổ quá hóa độc”. Việc hấp thu quá nhiều Canxi cũng dẫn đến việc hình thành sỏi trong nội tạng của sóc. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Sỏi thận hay đường tiết niệu, đường tiêu hóa… cần một thời gian để hình thành. Một khi đã phát bệnh thì rất khó cứu chữa.
Để bổ sung Canxi một cách khoa học, người nuôi nên đa dạng hóa các loại thức ăn. Đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng kết hợp với việc tắm nắng hàng ngày sẽ giúp thú cưng của bạn có sức khỏe tốt nhất.
Đăc điểm sinh sản ở sóc Hoàng Đế
Sóc có khả năng sinh sản mạnh mẽ giống như các loài gặm nhấm khác. Chúng có đặc điểm là trưởng thành sớm và sinh sản nhanh. Hàng năm vào tháng một và tháng hai, những con sóc đực và cái bắt đầu kết đôi. Lúc này, con cái rất hào hứng và nhiệt tình. Thời kỳ động dục kéo dài khoảng hai tuần, khi đó đực và cái gần như không thể tách rời.
Sóc cái thường mang thai khoảng 35 – 45 ngày, thường sinh hai lần mỗi năm, đôi khi sinh 3 lần. Những con sóc cái được nhân giống trong năm đầu tiên có thể sinh ra 3 – 6 con sóc con. Sau năm thứ hai, chúng có thể sinh ra 5 -10 con sóc con.
Con sóc con mới sinh nhẵn và không có lông, thân màu đỏ và mắt nhắm. Nó nặng từ 7g đến 8,5 g, có chiều dài cơ thể 5,9cm và chiều dài đuôi 2,6 cm. Phải mất 8 ngày sau khi sinh để bắt đầu mọc lông.
Sóc con mở mắt trong khoảng 30 ngày, có thể ăn hạt khá mỏng trong khoảng 45 ngày. Sóc non trưởng thành về tình dục từ 8 đến 9 tháng, nghĩa là chúng có thể sinh sản trong năm thứ hai. Sóc nhỏ và thông minh, mang lại sức sống.
Một số vấn đề về sức khỏe của sóc Hoàng Đế
Sóc Hoàng Đề rất khỏe mạnh, việc cần phải chú ý không quá nhiều. Nếu như sóc Hoàng Đề có nguồn gốc tương đối tin cậy sức khỏe rất tốt thì sẽ không dễ mắc bệnh. Nếu mắc bệnh thì thường cũng chỉ là cảm cúm, ngã bị thương, tiêu chảy, khi phát hiện 3 bệnh này thì đều dễ xử lý.
Bệnh có thể dẫn đến tử vong là viêm phổi và những tổn thương ngoài ý muốn khác. Ngoài ra sóc Hoàng Đế sợ nóng, nhiệt độ quá 30°C thì cần phải cố biện pháp giảm nhiệt. Người nuôi cũng cần giữ ấm để sóc không bị lạnh.
Loài sóc là loài động vật máu nóng. Nhiệt độ thấp hơn mức nhiệt thích nghi của chúng, sẽ có vấn đề về sức khỏe. Sóc bị cảm lạnh và tiêu chảy là những triệu chứng cơ bản rất nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý điều này.
Giá sóc Hoàng Đế bán bao nhiêu?
Hiện này sóc Hoàng Đế đã được nuôi sinh sản hoàn toàn nhân tạo nên rất dạn người, người nuôi thuần rất nhanh. Việc trao đổi mua bán sóc cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tùy vào màu sắc, kích thước, cân nặng và nguồn gốc… để xác định giá bán.
Thồn thường, để mua sóc Hoàng Đế bạn có thể phải bỏ ra từ 1,5 – 2 triệu đồng là rẻ nhất. Đối với những con có đặc điểm nổi bật giá có thể cao hơn mức bình thường. Bạn có thể mua sóc giống tại các cửa hàng thú cưng uy tín, có địa chỉ rõ ràng. Tránh mua phải con giống kém chất lượng.