Tương tự như quá trình rụng tóc của người, chó bị rụng lông một cách tự nhiên. Bạn có thể yên tâm vì dù chó bị rụng lông thì chúng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra chó bị rụng lông quá nhiều. Bộ lông của chúng trở nên mỏng dính, kèm theo những triệu chứng khác như rụng lông từng mảng hay chó ngứa gãi liên tục, da bong tróc thì đó không đơn giản là vấn đề sinh lý nữa rồi.
Vậy chó bị rụng lông là bệnh gì? Chó bị rụng lông nhiều phải làm sao? Bài viết dưới đây Pet Mart sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Chó thay lông bao nhiêu lâu một lần?
Đa số các giống chó thay lông 2 lần trong 1 năm.
- Lần đầu là cuối đông, khi nhiệt độ bắt đầu ấm dần, chó rụng bớt lớp lông dày để hạ nhiệt.
- Lần thứ hai là cuối thu, trời chuyển lạnh, chó cần thay lớp lông mới để giữ ấm. Thông thường là tháng 3-5 và tháng 9-11.
Ở các giống chó lông dài, tình trạng rụng lông càng nghiêm trọng. Có đôi khi chỉ cần vuốt dọc sống lưng là chó bị rụng lông một búi. Về mùa hè, lông chó thường tơi xốp, ngắn và mềm hơn, giúp giảm bớt nhiệt lượng. Bộ lông còn có tác dụng bảo vệ làn da, tránh tổn thương do tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời.
Mùa đông lớp lông cần dày và nặng để giữ nhiệt độ bên trong cơ thể. Bộ lông mùa đông thường thô cứng bên ngoài và mềm ở bên trong. Giúp chó không bị hạ nhiệt, cảm lạnh. Đồng thời bảo vệ chó khỏi những tia bức xạ có hại từ ánh nắng mặt trời.
Chó bị rụng lông là dấu hiệu sinh lý bình thường
Không phải chó cứ bị rụng lông là đang gặp vấn đề về sức khỏe hay do vệ sinh kém. Chó rụng lông nhiều có thể là do yếu tố sinh lý và sự phát triển. Nó thường gọi là chu kỳ thay lông. Có những chú chó gần đến “động dục” thì thường bị rụng lông nhiều hơn.
Sau đó chúng sẽ khoác lên mình bộ lông mới mềm mại hơn. Dựa vào đặc điểm này mà bạn có thể biết được chó nhà mình đang chuẩn bị có sự biến đổi về thể chất và sinh lý. Có nhiều giống chó, một năm thường bị rụng và thay lông 2 lần một năm. Bạn có thể yên tâm và không có gì phải đáng lo ngại cả nhé.
Chó rụng lông do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn
Khi chó cưng nhà bạn bị nhiễm ký sinh, ghẻ, nấm hay vi khuẩn thì sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Chúng gãi nhiều khiến lông rụng thậm chí đến chảy máu, bong tróc da. Dấu hiệu nhận biết là các vùng da xung quanh mắt, mũi, tai và bụng đỏ ửng lên. Rất hay gặp ở các giống chó Poodle, Pug, Phốc Sóc… Nếu bạn không tìm cách khắc phục và xử lý tốt thì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chó cưng.
Trước tiên là bạn nên tìm cách tiêu diệt ngay các loại ký sinh này. Bạn nên lưu ý, không chỉ tiêu diệt ve chó hay bọ chét mà trứng của chúng cũng cần phải diệt sạch. Đặc biệt, bạn còn phải xịt thuốc diệt ve rận, bọ chét cả chỗ ngủ nơi ở của chó. Những vùng xung quanh, nhất là trong các hốc, góc, xó.
Còn đối với nấm hay vi khuẩn thì việc giữ vệ sinh cho cơ thể chó là vô cùng quan trọng. Tránh việc chó cưng bị dị ứng khiến lông rụng ngày càng nhiều. Nếu sử dụng các biện pháp trên mà chó rụng lông nhiều hơn, thì bạn đến bác sĩ thú y được tư vấn tốt nhất.
Do ve rận, bọ chét
Khi bị nhiễm ký sinh trùng da sẽ bị ngứa và bị kích thích. Từ đó dẫn đến việc chó dùng chân gãi lên nơi bị ký sinh trùng, ma sát và dùng miệng cắn. Vị trí bị bệnh sẽ có lông thô cứng và bạc màu, dễ bị gãy và rụng. Đặc biệt là ký sinh trùng rận lông sẽ khiến chó bị rụng một lượng lông lớn. Chủ nhân có thể thấy nơi chó yêu thường hoạt động có nhiều lông bị rụng.
Có thể ký sinh trùng bị lây lan từ những chú cún khác. Tuy nhiên, cũng không tránh được trường hợp cún con không được tắm và chải lông thường xuyên.
Do bệnh giun móc
Chó bị giun móc sẽ bị sụt cân, kết mạc nhợt nhạt, lông thô rối, bạc màu và dễ bị gãy rụng. Phần lưng xuất hiện những mảng lông rụng to nhỏ khác nhau. Nó sẽ để lộ da, trên da xuất hiện nốt ban hoặc vảy da. Chó bị rụng lông nhiều do bệnh lý sẽ chán ăn, nôn mửa, bị bệnh pica, tiêu chảy xen kẽ táo bón, phân có máu hoặc màu đen, mùi thối.
Điều này xảy ra khi chủ nhân không tấy giun cho chú chó của mình thường xuyên. Dẫn tới việc giun kí sinh trong cơ thể cún cưng. Gây ra tình trạng chó bị rụng lông nhiều mất kiểm soát. Đồng thời gây tổn thương và tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.
Do ghẻ Demodex
Bệnh ghẻ do bọ hoặc Demodex gây ra. Chủ yếu xuất hiện ở phần đầu, sống mũi, viền mắt, vành tai… Có lúc sẽ xuất hiện ở trước ngực, dưới bụng, nách, đùi và mặt bên đuôi. Thậm chí rụng thành mảng dần dần lan rộng toàn thân. Trên bề mặt da sẽ bị đỏ bừng, có các nốt ban đỏ, tổ chức da sẽ dày lên. Phần da bị nhiễm bệnh do thường xuyên gãi, ma sát, cắn nên rụng lông.
Ghẻ Demodex chủ yếu hình thành những nốt lông rụng nhỏ xung quanh mắt. Có lúc sẽ lan ra khắp người. Phần da bị bệnh sẽ dày lên và kết vảy, có lúc sẽ hình thành những mụn mủ nhỏ hoặc thành bệnh viêm da mủ. Cách chữa chó bị ghẻ rụng lông cũng mất nhiều thời gian.
Chó bị rụng lông do thiếu dưỡng chất, rối loạn nội tiết
Ở người, chúng ta thường bị rụng tóc do thiếu dưỡng chất cho tóc. Ở chó cũng vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cho chúng có một bộ lông óng mượt, một làn da khỏe mạnh. Một số vitamin và khoáng chất có lợi cho da, lông móng của chó mà bạn cần bổ sung như: Biotin (vitamin H), Kẽm, vitamin A, vitamin B… Việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn bổ sung những yếu tố này hàng ngày.
Thiếu hụt vitamin B sẽ dẫn đến hiện tượng chó bị rụng lông nhiều. Đồng thời còn bị sụt cân, chán ăn, toàn thân mệt mỏi không có lực, thị lực kém… Chính vì vậy, cần bổ sung thêm vitamin cho chú chó của bạn. Ngoài việc sử dụng các loại thức ăn khô công nghiệp, có thể kết hợp thêm thực phẩm tươi, rau củ quả cho cún cưng.
Hiện tượng rối loạn nội tiết estrogen thường gặp ở chó cái trưởng thành chưa triệt sản. Chúng thường có biểu hiện quá khích do thừa estrogen. Toàn thân sẽ ngứa ngáy, bị rụng lông (thường rụng lông có tính đối xứng). Màu da sẽ thẫm lại. Có trường hợp chó bị bệnh sẽ có triệu chứng sưng bộ phận sinh dục, chảy máu như đi tiểu, kéo dài triệu chứng động dục. Tốt nhất trong trường hợp này nên đưa cún tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị.
Chó bị rụng lông do chăm sóc, vệ sinh không tốt
Nếu chỗ ăn ngủ của chó không được sạch sẽ hoặc bạn vệ sinh không đúng cách thì rất dễ dẫn đến tình trạng lông chó bị rụng. Trong đó, không tắm gội hoặc tắm gội quá nhiều cũng khiến cho chó rụng lông. Nhất là việc sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội của con người với độ pH cao.
Tốt nhất là bạn nên dùng loại sữa tắm chuyên dụng. Chọn loại phù hợp nhất cho chó của mình. Bạn cũng không nên đổi dầu gội, sữa tắm của chó thường xuyên. Tránh tình trạng dị ứng và gây ra tình trạng rụng lông.
Khi chó bị rụng lông từng mảng, da chó dễ bị nhiễm trùng do mẩn ngứa, trầy xước da trong quá trình chó cắn gãi. Lúc này, da chó khá nhạy cảm và mỏng nên cần những sản phẩm chăm sóc đặc biệt. Sau khi tắm cho chó, bạn có thể các dùng loại phấn dưỡng cho lông và da chó. Bên cạnh đó, bạn dùng thêm các loại dầu mát xa tự nhiên cho lông của chúng mượt mà hơn.
Chó bị rụng lông và ngứa gãi liên tục
Bạn xót xa khi nhìn thấy chú chó của mình ngứa đến mức mà phải gặm, cào và tự làm tổn thương mình? Lúc này, bạn phải làm gì để “xoa dịu” những cơn ngứa. Đồng thời hạn chế tối đa những tổn thương trên da và xử lý vết thương cho chúng như thế nào?
- Giữ cho chó không cắn vào vùng da bị ngứa. Dùng tay vạch lông, tìm ngay vị trí da bị ngứa.
- Dùng Oxy già với nước đã được pha sẵn. Nhúng khăn vào hỗn hợp đó lau sạch phần da bị nhiễm khuẩn và ngứa. Bạn cứ lau 1 lần lại nhúng nước 1 lần và lau tiếp. Làm liên tục như thế đến khi nào chỗ da viêm nhiễm sạch các bụi bẩn và máu khô thì dừng lại.
- Bạn có thể dùng thuốc xịt chống ngứa. Xịt vào bề mặt vùng da xung quanh chỗ bị ngứa nhằm giảm bớt ngứa ngáy tất thì cho chó.
- Bạn dùng lấy 1 miếng keo, bôi mỡ kháng sinh lên 1 mặt rồi dán mặt có mỡ vào ngay phần da bị viêm nhiễm.
- Dùng gạc y tế quấn 2 vòng. Sau đó dùng băng keo dán đè lên để cố định vết cắn bị hở.
- Dùng vòng cổ và dây để xích chúng lại trong vòng 1h. Như vậy chúng sẽ không liếm hay cắn phần băng keo được nữa. Khi cơn ngứa đã “dịu” xuống, xịt lên vùng băng keo 1 loại nước có vị đắng để ngăn chúng chạm miệng vào khu vực đó.
Chăm sóc khi đến mùa chó thay lông
Vào thời gian này cần gia tăng số lần chải lông cho chó. Nếu không được loại bỏ sớm, lớp lông cũ có thể bị bám bẩn, bết dính vào lông mới. Tạo thành những cục lông rối trên cơ thể chó, rất mất thẩm mỹ. Đây còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Lông chó rụng có thể dính lên quần áo, đồ đạc, thực phẩm. Gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhất là người già và trẻ nhỏ.
Để tránh việc chó bị rụng lông quá nhiều, bạn có thể sử dụng các loại lược chải lông chó chuyên dụng. Thời gian chải lông nên là mỗi ngày 1-2 lần, chó lông càng dài càng chải thường xuyên. Vừa giúp gỡ rối lông, vừa loại bỏ một phần bụi bẩn trên lông chó.
Chó thay lông theo mùa là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu bất thường như rụng lông quá nhiều, trên da có những vết mẩn đỏ, vảy gàu, nghĩa là chó đang mắc một số bệnh về da. Cần quan sát các triệu chứng để có cách điều trị thích hợp.
Hướng dẫn chăm sóc lông chó
Khi chó bị rụng lông bạn nhất định không nên khó chịu hoặc giận dữ. Thay vào đó, bạn nên tìm cách xử lý thích hợp như:
Sử dụng máy hút bụi chân không để làm sạch nhà. Ngoài ra, bạn có thể mua máy hút bụi cầm tay nhỏ gọn. Chúng có khả năng lăn trên các vật dụng, đồ đạc để loại bỏ lông hiệu quả. Sử dụng cây lăn dính để loại bỏ lông trên quần áo.
Để chăm sóc tốt nhất cho bộ lông của chó thì bạn phải cắt tỉa lông thường xuyên. Tốt nhất bạn nên sử dụng dịch vụ cắt tỉa lông chó để được chăm sóc lông tốt nhất. Đảm bảo chó cưng có vẻ ngoài gọn gàng, đẹp đẽ. Trong lúc chăm sóc bộ lông cho chúng, bạn chú ý vạch lông, vạch tai kiểm tra xem có bọ chét hay ve hay không để điều trị kịp thời nhé.
Về cách chải lông, bạn nên chọn các loại lược có gai mềm dành riêng cho chó. Chải lông ít nhất 1 lần/ngày. Dùng lược chải ngược lên. Có thể vừa chải lông vừa vuốt ve giúp chúng thư giãn và cảm thấy được yêu thương nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên cung cấp những loại thức ăn bổ dưỡng. Đặc biệt tốt cho da và lông của chúng. Cung cấp đủ nước để làn da chó cưng không trở nên khô ráp. Lớp lông không trở nên yếu ớt, dễ rụng. Để hạn chế tình trạng chó bị rụng lông, bạn nên cho chó uống nước sạch, nước mát đầy đủ mỗi ngày. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó cưng của mình.
Phương pháp giúp giảm dị ứng lông chó
Sau khi tiếp xúc với chó mèo mà có những biểu hiện sau thì rất có thể bạn đã bị dị ứng lông chó mèo:
- Ho, chảy nước mũi, nhảy mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt.
- Nổi mề đay thành từng mảng.
- Có thể bị viêm kết mạc mắt, đỏ mắt và ngứa mắt.
Với người có tiền sử bệnh hen suyễn, việc dị ứng lông chó mèo có thể làm bộc phát cơn hen cấp tính. Gây khó thở, tức ngực. Thậm chí nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Có đến 30% bệnh nhân bị hen có liên quan đến viêm mũi dị ứng.
Nếu bạn có tiền sử về hen suyễn thì phải tránh xa chó mèo tuyệt đối. Tuy nhiên, vẫn có cách giải quyết khác để bạn vẫn có thể tiếp xúc với chúng mà vẫn an toàn. Bạn chỉ cần chịu khó cách xa chúng một khoảng thời gian. Rồi sau đó tăng dần số lần tiếp xúc với chúng. Và thực hiện 3 cách sau đây là đảm bảo không còn bị dị ứng lông chó nữa nhé.
Tắm cho chó thường xuyên
Tắm cho chó mỗi tuần sẽ giúp giảm thiểu lượng tế bào chết của thú cưng. Khi chó bị rụng lông, rũ lông hoặc gãi thì bụi và những sợi lông sẽ bay ra. Chúng sẽ bám vào các vật dụng trong nhà như thảm, quần áo. Thậm chí bám vào thức ăn. Nếu như người nào mẫn cảm với lông động vật thì sẽ phản ứng ngay lập tức. Có thể là ngay khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tắm chải lông rụng thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa được vấn đề này.
Nếu như muốn nuôi chó trong nhà, các bạn nên vệ sinh tắm rửa cho nó thường xuyên. Chọn mua loại sữa tắm cho chó phù hợp để lông chúng không bị rụng. Đồng thời diệt được bọ chét trên lông. Tới mùa lông rụng nên sử dụng máy hút bụi để làm sạch môi trường trong nhà.
Tạo khoảng cách an toàn khi bị dị ứng lông chó
Bạn không thể biến ngôi nhà thành nơi 100% không có dị ứng. Nhưng bạn cần chú trọng vào một phòng duy nhất lại là điều có thể. Ví dụ như phòng ngủ, nơi có thể đáp ứng cho thời gian nghỉ ngơi của bạn. Hãy dùng máy lọc không khí cho khu vực này. Và hãy cân nhắc việc sử dụng tấm trải giường không thấm nước, không nên cho thú cưng sinh hoạt trong nhà. Nên cách ly chó với nơi ăn uống, ngủ nghỉ của con người.
Phải thường xuyên hút bụi để lông chó không có điều kiện bám vào những vật dụng trong nhà. Nên lau nhà bằng nước sát trùng. Sau khi ôm chó xong phải rửa tay sạch sẽ bằng nước xà phòng để loại trừ những vi khuẩn bám lên tay.
Điều trị dị ứng lông chó
Nếu nuôi thú cưng là một điều quan trọng với bạn, tốt nhất hãy tìm một bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Đừng từ bỏ quá nhanh. Hãy thử tiêm phòng dị ứng, thuốc xịt mũi và các loại thuốc khác. Thông thường có thể kết hợp các phương pháp đặc trị theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. Từ điều trị đến tắm rửa và dọn dẹp nhà cửa. Điều này có thể khiến việc nuôi thú cưng trong nhà hoàn hảo hơn. Ngay cả khi bạn bị dị ứng.
Nếu đã quyết định nuôi thú cưng, hãy sống hòa hợp với chúng bạn nhé. Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn phòng tránh được các bệnh liên quan tới dị ứng lông chó mèo. Chúc bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh.