Hiện nay, trên các hội nhóm nuôi bò sát cảnh có rất nhiều bài hướng dẫn cách làm chuồng nuôi bò sát đẹp ngay tại nhà, có đủ mẫu mã khác nhau cho bạn tham khảo và lựa chọn. Việc tự mình xây dựng một chuồng nuôi bò sát cho thú cưng của mình có rất nhiều điều thú vị. Bạn có thể tự thiết kế môi trường sống cho thằn lằn, rùa, trăn, rắn… cảnh. Điều này giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bò sát cảnh.
Tuy nhiên, để thiết kế và xây dựng chuồng nuôi bò sát đúng chuẩn cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt là đặc điểm sống của giống bò sát bạn sẽ định nuôi. Rắn, trăn, rùa, thằn lằn, tắc kè… đều có những đặc trưng riêng. Vậy để hoàn thiện một chiếc chuồng bò sát cần quan tâm những vấn đề gì? Pet Mart đã tổng hợp được tất cả các thông tin có liên quan tới vấn đề này từ các chuyên gia và chia sẻ ngắn ngọn trong bài viết dưới đây.
Thông tin cơ bản về môi trường sống của bò sát
Trước khi làm chuồng bò sát cảnh bạn cần tìm hiểu trước về môi trường sống của thú cưng. Nắm rõ nguồn gốc, môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng ra sao. Tính cách và quá trình sinh sản của bò sát cảnh diễn ra như thế nào? Thực tế, các cách làm chuồng bò sát cảnh không khó.
Có thể nuôi trong hộp nhỏ hoặc bể lớn đều được. Tuy nhiên, việc lựa chọn chuồng nuôi bò sát cần dựa trên kích thước và sự phát triển của chúng. Nếu muốn tạo một cảnh quan đẹp, hãy mô phỏng môi trường thật sao cho giống nhất. Thú cưng của bạn sẽ cảm thấy thích thú với điều này. Hơn nữa, chúng cũng sẽ thích nghi với môi trường sống mới một cách nhanh nhất.
Thiết kế chuồng nuôi bò sát cảnh đẹp
Để sỡ hữu chuồng nuôi bò sát cảnh đẹp mắt, cần thiết kế dựa trên kích thước của vật nuôi. Giống bò sát cảnh càng lớn, chuồng nuôi phải càng lớn để làm cho cuộc sống của chúng trở nên thoải mái hơn. Đừng chọn chuồng nuôi theo kích thước của bò sát khi còn nhỏ. Bởi vì chiều dài cơ thể của bò sát cảnh có thể lớn hơn nhiều sau khi trưởng thành.
Trừ khi bạn có kế hoạch thay đổi chuồng nuôi bò sát cảnh liên tục. Nếu không, tốt nhất nên chọn theo kích thước của bò sát trưởng thành ngay từ đầu. Nói chung, chiều dài của chuồng nuôi phải dài ít nhất gấp đôi chiều dài của bò sát cảnh. Một điều khác cần xem xét là thói quen sinh hoạt của bò sát cảnh. Có những loài thích sống leo trèo trên cây cao, có những loài lại yêu thích cuộc sống dưới mặt đất. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý điều này. Hoặc khi nuôi ghép kết hợp cũng cần đa dạng môi trường sống cho bò sát cảnh.
Cách chọn chuồng nuôi bò sát đẹp, giá rẻ
Việc lựa chọn loại chuồng nuôi bò sát cảnh nào phụ thuộc vào thói quen chúng. Nhìn chung, chuồng nuôi bò sát tốt nhất tốt nhất là chuồng thủy tinh, gỗ… Rất thuận tiện cho việc quan sát và chăm sóc hàng ngày. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại chuồng nuôi bò sát đẹp chuyên dụng. Chúng đều được thiết kế của vật liệu, thông gió và lắp đặt thiết bị rất tinh vi.
Bể nuôi bò sát ảnh ưa nước
Mô tả bể nuôi bò sát
Chuồng nuôi bò sát cảnh kiểu này mô phỏng giống như môi trường hồ, sông, suối… Cách làm chuồng nuôi bò sát được sắp xếp tương tự với bể nuôi cá hoặc nuôi sinh vật thuỷ sinh. Đối với bể nuôi này bên trong chứa nước. Bạn có thể đặt máy tạo nhiệt chìm hoặc máy giữ ấm cho bể cá. Cũng có thể dùng cát, đá làm lớp lót phủ trên đáy bể và đặt một vài loài thực vật thuỷ sinh.
Đồng thời lắp thêm bộ lọc giúp nước luôn sạch sẽ. Việc này có ích rất lớn đối với việc vệ sinh trong bể nuôi. Ngoài ra có thể thiết kế bối cảnh cho bể nuôi. Điều này không những khiến bể nuôi càng giống với môi trường tự nhiên hơn mà còn giúp bò sát cưng cảm thấy an toàn, thoải mái hơn.
Mặt trên của bể phải được thông gió, có thể dùng lưới thép hoặc lưới vải phủ lên. Lắp thêm đèn chiếu, tạo một khu vực tập trung nguồn ánh sáng và nguồn nhiệt làm nơi nghỉ chân cho động vật trong bể. Có thể đặt đá nổi, gỗ, đá hoặc cá loại rêu, cỏ lên đó.
Các loài bò sát phù hợp với bể ưa nước
Các loài vật nuôi khác nhau phù hợp với mực nước khác nhau. Nếu là loài quen sống ở khu vực nước sâu, có thể dùng lượng nước lớn hơn, để chúng có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn.
Đối với những loài có kĩ năng bơi kém, đừng nên để nước quá sâu hoặc nên thiết kế những vị trí nước nông, tránh để chúng bị đuối nước. Các loài động vật thích hợp: Rắn nước, Rùa Mũi heo (Carettochelys insculpta), cá sấu, rùa lá (Matamata Turtle)…
Chuồng gỗ nuôi bò sát cảnh cạn
Mô phỏng giống như rừng sâu, rừng cây, rừng mưa, các khu vực ẩm ướt hoặc bình nguyên, thảo nguyên, bãi cỏ, các khu vực độ ẩm thấp. Thiết kế chuồng nuôi bò sát cảnh cạn có thể sử dụng chất liệu như bùn, rêu, cỏ, mảnh gỗ, vỏ cây.. làm lớp lót hoặc cũng có thể trộn lẫn các loại trên với nhau.
Đồng thời dưới lớp lót nên đặt một tấm hút ẩm. Nó giúp đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ và phòng ngừa lớp lót quá ướt. Có thể sử dụng các loại gỗ chìm, rêu, cỏ, đá cùng thực vật để trang trí. Đồng thời làm nơi nghỉ chân cho động vật và tạo cho chúng cảm giác an toàn.
Có thể trồng cây trực tiếp trong chuồng nuôi bò sát cảnh hoặc cắm trên lớp nền. Về chủng loại, kích thước của cây còn phải tuỳ vào các vật nuôi khác nhau, nhu cầu nghỉ ngơi và kích thước chuồng nuôi bò sát. Đối với các loài sống trên cây, cần kết hợp với loại cây có cành cao, lớn.
Dùng cây khô hoặc dây leo làm nơi leo trèo và nghỉ ngơi cho động vật. Đối với các loài sống dưới đất thì ngược lại. Nên thiết kế phần đất rộng một chút. Có thể đặt thêm các tảng đá lớn nhỏ, hoặc đá nhiều tầng. Các loài động vật thích hợp: Rùa chân đỏ, rùa núi vàng, rùa hộp châu Mỹ, tắc kè, tắc kè đuôi lá, ếch Pacman, kỳ đà, các loại nhện, các loài bọ cạp rừng mưa…
Chuồng nuôi bò sát kết hợp cạn và nước
Mô phỏng giống như suối nước, đầm lầy, các khu vực sống tiếp giáp nước – cạn. Là sự kết hợp giữa bể nuôi nước và chuồng nuôi bò sát cạn. Có thể dùng kính để ngăn cách vùng nước – cạn. Dùng keo dán kính cố định lại hoặc trong chuồng cạn đặt một bể nước lớn. Hoặc ngược lại, đặt một khối gỗ hoặc đá lớn trong bể nuôi nước.
- Ở khu vực nước: Sắp xếp trong khu vực này khá giống với ở bể nuôi nước. Có thể đặt cát, đá, thiết bị sưởi chìm và bộ lọc.
- Ở khu vực cạn: Sắp xếp khá giống với chuồng nuôi bò sát cạn.
Các loài động vật thích hợp: Rùa đầm lầy, rùa hộp, thằn lằn xẻng, thằn lằn cá sấu Trung Quốc, sa nhông bụng đỏ…
Chuồng nuôi bò sát cảnh nền cát
Mô phỏng giống các địa hình sa mạc, bán sa mạc. Thiết kế chuồng nuôi bò sát có thể dùng cát nền hoặc cát sa mạc chuyên dùng. Một số loài có thể dùng cát trộn với đá nhỏ. Các loại cây trồng trong chuồng phải là cây có khả năng sống trong môi trường khô hạn.
Ví dụ như các loại xương rồng, hoa đá… Có thể sử dụng đá tạo nhiệt, đèn… Các loài động vật thích hợp: rùa báo, thằn lằn đuôi gai, rồng Úc, rùa Sulcata… Nếu bạn không thể tự thiết kế và làm chuồng nuôi bò sát cảnh thì có thể mua những mẫu sẵn tại các cửa hàng và pet shop. Chi phí cũng khá rẻ. Đã được thiết kế phù hợp với đặc điểm sinh sống của từng loài.
Hướng dẫn mua cây và tạo bối cảnh cho chuồng bò sát cảnh
Set up bối cảnh và tạo nền cho chuồng nuôi bò sát
Sau khi mua được chuồng nuôi bò sát cảnh, bước tiếp theo là setup bối cảnh và lót nền. Bố trí thực vật có thể dựa trên nhu cầu và sở thích của bạn. Đương nhiên có một vài người có xu hướng sử dụng cây giả để trang trí cho chuồng nuôi bò sát cảnh.
Tuy nhiên muốn trở thành một hệ sinh thái thật sự thì những cây trong số đó không chỉ đóng vai trò làm cảnh mà còn điều hòa độ ẩm môi trường. Phân hủy chất thải trong môi trường và có chức năng trở thành nơi trú ngụ của những sinh vật cộng sinh trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, chúng ta không chỉ chọn lựa mà còn sắp xếp sao cho giống môi trường thật.
Trên thực tế khi lựa chọn các chủng loại thực vật hoàn toàn phụ thuộc vào chuồng bò sát mà chúng ta muốn tạo ra. Nói 1 cách dễ hiểu, muốn mô phỏng giống rừng cây nhiệt đới thì cần chọn những loại cây giống rừng nhiệt đới và môi trường hệ sinh thái.
Hệ sinh thái sa mạc nhất định phải lựa chọn cây chịu hạn và nhiệt độ cao. Trên thực tế, việc lựa chọn các loài thực vật chúng ta có xu hướng chọn chủ yếu các giống thực vật có ưa độ ẩm cao, dễ chăm sóc và không cần ánh sáng mạnh. Đó là phương pháp tốt nhất.
Mua cây trang trí cho chuồng bò sát cảnh ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm được các loại cây theo ý muốn tại các chợ cây cảnh. Ngoài ra chúng ta có thể lựa chọn những loại thực vật có lá lớn mang đến cảm giác an toàn cho sinh vật thích ấn nấp. Cho nên chúng ta có thể lựa chọn cây trầu bà vàng, cây tổ chim…
Đặc điểm của các giống cây này rất thích sống trong môi trường râm mát, độ ẩm cao. Không cần phải chăm sóc nhiều khi không có ánh sáng môi trường mà vẫn có thể phát triển tốt. Và giá của chúng cũng rất rẻ, không cần phải lo lắng về chi phí quá cao. Nếu như ví tiền trong tay có nhiều hơn, còn có thể suy nghĩ lại 1 vài chủng loại của cây không khí (Tillandsia).
Loài cây thần kỳ này hoàn toàn không cần đến đất mà vẫn có thể phát triển được. Chúng có thể cộng sinh trên cành cây hoặc dưới tấm nền. Hoàn toàn dựa vào sự phun nước và độ ẩm trong không khí mỗi ngày để sinh trưởng. Nếu được chăm sóc đúng cách, những loài cây này sẽ khiến cho hệ sinh thái trở nên bắt mắt khi đầu tiên nhìn vào.
Cũng cần lưu ý khi mua thực vật nhất định phải kiểm tra kĩ với người bán về tình hình những cây này có sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón không. Khi mua về nhà, nhất định không được đặt vào chuồng nuôi bò sát ngay mà trước tiên hãy rửa sạch chúng bằng nước. Rửa sạch hết những thuốc trừ sâu và phân bón còn sót lại. Nếu không, rất có thể chúng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thằn lằn của bạn
Sai lầm khi mô phỏng sinh thái trong chuồng bò sát
Không chú ý tới đặc điểm sống của các loài bò sát
Nhiều người áp dụng cách làm chuồng nuôi bò sát cảnh chung chung. Không phân định rõ đặc điểm sống của mỗi loài. Điều này hoàn toàn không phù hợp, bò sát cảnh sẽ không thích nghi được với môi trường không dành cho nó. Cụ thể như:
Ví dụ như rùa tai đỏ, thường thường ra đời chưa được mấy ngày đều sẽ đối mặt với nhiệt độ thấp. Thậm chí dưới mức đóng băng. Tỷ lệ tử vong ngoài tự nhiên rất cao. Một số loài rắn, sinh sống ở Đông Bắc Trung Quốc, Mông Cổ và khu vực viễn Đông nước Nga, tỷ lệ tử vong khi ngủ đông gần 50%. Lại ví dụ như phần lớn các loài rùa biển, rùa con trong môi trường tự nhiên có thể sống đến khi trưởng thành không đến 1%.
Hiểu sai về việc ngủ đông của bò sát cảnh
Có phải những loài bò sát có tập tính ngủ đông trong môi trường tự nhiên. Vậy thì liệu chúng có ngủ đông trong môi trường nhân tạo không? Chủ yếu là xem trước khi ngủ đông có bị viêm đường tiêu hóa, cảm cúm viêm phối, thối da thối móng nghiêm trọng…hay không. Nếu như có những bệnh tật trên thì tuyệt đối không thể cho ngủ đông.
Đất lót chuồng có phải là môi trường tốt nhất hay không? Đất lót trong chuồng bò sát vô cùng tốt. Có thể cung cấp cho bò sát cảm giác an toàn và độ ẩm thích hợp. Nhưng bất kể là mùn dừa hay là đất núi thì việc rắc rối nhất của đất lót chuồng là quét dọn khó khăn.
Vào mùa đông nếu như bên trong hộp sưởi là đất dinh dưỡng, mọc nấm, bùng nổ dòi bọ đều là lúc phát sinh. Nếu như công việc của bạn khá bận rộn, không nên dùng. Bởi lẽ bạn không thể làm dọn dẹp định kỳ được. Bác sĩ thú y khuyên bạn nên dùng cách lát gạch men thậm chí là không lót nền.
Nhiệt độ khi ngủ đông không đủ tiêu chuẩn
Nhiều loài rắn khi ngủ đông thì tỷ lệ chết lên tới gần 50%. Trừ việc bị dã thú bắt được, thì không ít đều bị đông lạnh mà chết. Trên thực tế nhiệt độ tối ưu để các loài bò sát ngủ đông khoảng 8 – 10 độ C. Nhiệt độ này vừa không khiến chúng dễ dàng hoạt động. Lại sẽ không để chúng bị đóng băng, vẹn cả đôi đường.
Nếu như một mực mô phỏng nhiệt độ thấp đến khoảng 0 độ C. Điều đó trăm cái hại mà không có lấy một lợi ích nào. Chú ý phần lớn rùa nước, rùa bán thủy sinh khi ngủ đông đều vùi mình sâu vào trong đất. Nhiệt độ ở đó thông thường phổ biến sẽ cao hơn nhiệt độ đến bề mặt.
Trên thực tế, phần lớn các loài động vật hoang dã có thể sống đến khi trưởng thành. Ngoại trừ tinh thần và thể xác khỏe mạnh thì cũng cần có một chút may mắn. Chúng gặp được bạn chính là may mắn của nó. Nếu hiểu biết về chúng nhiều hơn, yêu thương bảo vệ chúng. Đồng thời suy xét đến chúng nhiều hơn, thì chúng có thể bên cạnh bạn rất lâu.