Cách huấn luyện chó con 2 tháng tuổi có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất. Đó là lúc cún con mới bước chân về ngôi nhà và làm quen với chủ nhân mới. Những ấn tượng đầu tiên ảnh hưởng khá nhiều đến cách hành xử của chó con. Với những bài học thích hợp, chúng sẽ có cách sống và sinh hoạt phù hợp với chủ. Bạn sẽ ít phải mất thời gian và công sức dạy dỗ chúng hơn khi chúng lớn lên. Pet Mart sẽ chia sẻ một vài bí quyết huấn luyện chó con tại nhà mà bất cứ chủ nhân nào cũng có thể thực hiện được.
Chuẩn bị huấn luyện chó thích nghi với môi trường mới
Biểu hiện của chó con khi về nhà mới
Môi trường sống của chó rất đa dạng và phức tạp. Đặc biệt là khi chú cún con mới chuyển về ngôi nhà mới. Môi trường sống của chó con bị thay đổi và tạm thời chúng chưa thể thích nghi. Chó con có thể nằm co ro một chỗ vì sợ hãi hoặc kêu ư ử cả đêm. Là chủ nhân, bạn nên nghĩ cách huấn luyện chó con thích nghi với môi trường mới thật nhanh chóng.
Khi chó con đến một môi trường mới, không tránh được việc căng thẳng, dấu hiệu của sự sợ hãi cũng là một biểu hiện rất bình thường. Vì vậy, trước khi chúng đến nơi ở mới, nên tạo ra một môi trường sống ấm áp, thải mái cho nó. Ví dụ, cần chuẩn bị tổ, đệm lót, cùng những đồ dùng cho chó hàng ngày cần thiết nhất. Tạo ra một cái tổ nhỏ an toàn, dễ chịu cho cún con.
Khi phải xa mẹ và các chú chó khác trong gia đình có thể khiến cún con buồn bã. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm tới chúng hơn. Ngoài việc tạo điều kiện cho môi trường sống của chó con tốt nhất, cần duy trì mối quan hệ giữa chủ nhân và cún con.
Xây dựng mối quan hệ giữ chủ và chó
Chủ nhân không nên đến quấy rối nó. Càng không nên để người lạ đến kích thích trêu đùa nó. Tất nhiên, mỗi ngày bớt một khoảng thời gian nhất định ở bên cạnh chó con là điều vô cùng cần thiết. Nên trò chuyện với chúng để tạo sự gần gũi. Người nhà cũng có thể dần dần tiếp xúc với cún cưng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Điều đó sẽ khiến chú chó có thể quen thuộc với người nhà hơn.
Cách huấn luyện chó con tốt nhất là khi đến gần chúng, không nên có ác ý khiêu khích trêu chọc nó. Bạn có thể nhẹ nhàng ôm nó, nhẹ nhàng vuốt lưng nó. Hoặc nhẹ đi đến bên tổ của nó, sau đó nhẹ nhàng gãi lưng nó. Khi chúng vui vẻ, thả lỏng, có thể từ từ thử ôm, chơi đùa với cún con… Những hành động này có thể khiến chúng nhanh chóng làm quen với người nhà. Dễ dàng quen thuộc với môi trường mới.
Giới thiệu căn nhà bạn với chó con
Nguyên tắc cần nhớ
Sau khi đã làm quen với môi trường sống, có thể tìm cách huấn luyện chó con đi lòng vòng trong căn nhà. Dĩ nhiên bạn không được dẫn chúng vào những khu vực chúng không được phép. Nơi bạn dẫn chúng đến đầu tiên nên là nơi ăn uống của chó con. Hãy cho cún ăn uống một chút gì đó nhưng cũng đừng để chúng quá phấn khích. Sau đó, dẫn chúng đến các nơi còn lại trong nhà.
Nên nhớ luôn tuân thủ nguyên tắc: bạn đi trước, để chúng đợi và bước vào phòng sau bạn. Điều này để thể hiện cho chúng hiểu bạn là người làm chủ ở đây. Và bạn cho phép chúng đặt chân lên những khu vực này. Trong suốt quá trình bạn cần dùng vòng cổ, dây xích chó để kiểm soát chú chó của bạn.
Cho chó thời gian để thích nghi
Hướng dẫn chó thích nghi với môi trường, phải cho nó có đủ thời gian. Trong quá trình này không thể mù quáng kích thích, ép buộc chúng. Cách huấn luyện chó con tốt nhất là tạo ra một cuộc sống thoải mái, thư giãn cho cún cưng. Khi chúng được thư giãn, chúng sẽ cảm thấy an toàn và chủ động hòa nhập với cuộc sống ở môi trường mới dễ dàng hơn.
Có thể cho cún con làm quen ở những ngôi phòng nhỏ trước. Sau đó dẫn chú đi tham quan toàn bộ ngôi nhà của bạn. Sau khi cún con đã quen với cuộc sống mới bạn có thể dạy chúng ngồi, nằm, đi vệ sinh đúng chỗ… Hoặc một số bài học khác nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Một số giống chó như Poodle, Pug, Rottweiler, Husky, Phốc sóc… bạn có thể thực hiện các bài huấn luyện ngay tại nhà.
Những bài học đầu tiên của chó con
Bản chất của chó con
Các cách huấn luyện chó con tốt có thể khiến chúng hình thành thói quen sống tốt hơn. Giúp chúng thích nghi hơn với cuộc sống hơn. Không phải bất kì chú chó nào cũng đều là những chú cún ngoan ngoãn và biết nghe lời. Vì vậy, cách huấn luyện chó con rất quan trọng trong việc hình thành tính cách của chúng sau này.
Khi huấn luyện nhất định phải phù hợp với đặc điểm sinh học và quy luật của chúng. Lựa chọn bài tập và cường độ kích thích phù hợp, tiến hành có kế hoạch, có trình tự. Đặc biệt là sự kiên trì của chủ nhân hoặc người huấn luyện chó.
Bản chất của huấn luyện chó nhỏ thực ra là quá trình lợi dụng tác động từ thế giới bên ngoài giúp chó con tăng trưởng thể chất. Tự động tạo hình lý tưởng của bản thân trên một cơ sở di truyền nhất định. Sau khi chó con cai sữa có rất nhiều cơ hội hoạt động tự do tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và chúng cũng có thể chịu kích thích mọi lúc mọi nơi.
Nên huấn luyện chó trong độ tuổi nào?
Thời gian này, bạn nên học cách làm thân với chúng để tạo sự gần gũi và quen thuộc. Sau đó chuyển sang các cách huấn luyện chó con thực hiện những mệnh lệnh cần thiết trong cuộc sống. Những bài huấn luyện chó con 2 tháng tuổi sẽ là những bước chập chững đầu tiên.
Bạn nên bồi dưỡng “sự tự tin” cho chúng sau khi cai sữa. Khi tự do chạy nhảy và vui chơi với thế giới bên ngoài, chúng sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường này. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của chó con. Những chú chó nhỏ sẽ hăng say khám phá thế giới bên ngoài.
Phản xạ thường thấy của chúng thường là chững lại xác nhận đối tượng tiếp xúc sau đó mới quyết định là tiếp túc lại gần hay không. Mỗi lần trải qua như vậy, sẽ để lại dấu ấn trong kí ức của chúng. Có thể là vui vẻ mà cũng có thể là sợ hãi. Cũng có thứ nhanh chóng bị xóa đi. Chúng còn khá non nớt.
Tại sao cần huấn luyện chó nhỏ ngay từ lúc mới về
Huấn luyện chó nhỏ ngay từ lúc mới về sẽ giúp cho cún cưng của bạn có những thói quen tốt. Ngày nay, chó không còn là con vật chỉ được nuôi để canh cổng, trông nhà. Chúng đã trở thành thú cưng và là người bạn không thể thiếu trong nhiều gia đình.
Huấn luyện chó nhỏ là một việc làm rất thú vị. Đó là khen thưởng, là giải trí và là cơ hội để bạn có thể khoe cho mọi người thấy bạn giỏi thế nào, chó của bạn thông minh ra sao. Khi biết cách huấn luyện chó con, không chỉ về tính cách, sức khỏe cũng được cải thiện rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng củng cố được mối quan hệ giữa bạn và chó của bạn.
Bản năng của những chú chó nhỏ luôn luôn háo hức, muốn được hoạt động nhiều. Chúng mong muốn được bay nhảy và chăn dắt. Chính điều đó dẫn đến tính trạng nhiều chú chó hiếu động quá mà quấy phá. Nếu chủ nhân không tạo công ăn việc làm cho nó, chỉ suốt ngày nhốt, bắt nằm lì 1 chỗ và ăn thôi nên khi nó được xổng ra là nó sẽ rất phá phách. Đặc biệt, nếu không được quan tâm và chăm sóc của chủ nhân sẽ khiến chó cưng trở lên cực kì hung dữ hoặc nhút nhát.
Thói quen của chó chắc chắn bạn chưa biết
Lo lắng khi ở môi trường lạ
Trong cuộc sống chúng cũng có những thói quen sinh hoạt riêng. Trong quá trình nuôi dưỡng nếu không tuân theo thói quen sống của chúng, rất có khả năng không thể chăm sóc tốt. Cuối cùng sẽ dẫn đến việc chúng bỏ nhà đi. Vì vậy muốn nuôi cún yêu tốt, đầu tiên cần hiểu đặc điểm thói quen sinh hoạt này của chúng. Từ đó đưa ra cách huấn luyện chó con phù hợp nhất.
Thói quen của chó yêu là luôn đề cao cảnh giác khi ở trong một môi trường lạ. Luôn có thái độ xa lạ đối với mọi vật xung quanh. Không cho phép người khác dễ dàng tiến vào cuộc sống của chúng. Chủ nhân phải từ từ làm mất tâm lý thù địch và sự cảnh giác của chúng. Nếu trong một một trường quá xa lạ mà chủ nhân cư xử không đúng rất có thể chúng sẽ quay lại cắn chủ.
Hãy cố gắng trở thành bạn bè của chúng. Dần dần chúng sẽ cảm nhận được sự an toàn trong môi trường mới này. Chủ nhân chỉ có thể dùng tình yêu không có uy hiếp đối xử với chúng. Đợi sau một thời gian thích nghi với hoàn cảnh, chú cún sẽ thân thiết với bạn hơn. Thói quen này thường hay thấy ở những chú chó được về với chủ mới. Hoặc có thể chủ nhân dắt chúng đi dạo gặp một đối tượng lạ nào đó.
Thói quen của chó khi đánh dấu lãnh thổ
Chó là loài vật có ý thức cá nhân rất cao. Luôn coi mình là vị trí trung tâm của vũ trụ. Tất nhiên những gì thuộc về chúng không ai được xâm phạm. Các tập tính thói quen của loài chó rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chúng sẽ dùng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ của riêng mình. Ngay cả trong thói quen đi vệ sinh của chó yêu cũng vậy. Chúng dùng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ của mình.
Khi thú cưng bên ngoài tiến vào lãnh thổ của chúng, chúng sẽ bắt đầu tấn công lại. Cào cấu, gầm gừ thậm chí cắn xé người xâm phạm. Đến khi đuổi được người xâm phạm ra ngoài lãnh thổ của mình mới dừng lại. Vì thế khi nuôi chó, nên tập thói quen cho chó con ngay từ đầu. Nên có cách huấn luyện chó con để có thái độ thân thiện với những động vật khác. Chiếm lãnh thổ là bản tính của loài chó. Nhưng việc huấn luyện sau này có thể thay đổi một phần nào tính hung dữ của chúng.
Thích ngửi bộ phận sinh dục của động vật khác
Khi hai chó con ngửi bộ phận sinh dục của nhau, điều đó cho thấy chúng đã yêu thích đối phương. Chó thỉnh thoảng sẽ ngửi và liếm bộ phận sinh dục của chúng là vì để làm sạch. Khi phát hiện chúng thường xuyên có hành động như vậy, chủ nhân nên nên để ý quan sát.
Có thể chúng đang trong thời kì động đực (con cái). Hoặc có vấn đề gì đó liên quan làm chúng khó chịu. Nếu nghiêm trọng hãy đưa chúng đến bệnh viện để kiểm tra.
Tìm hiểu nguyên nhân chó hay mắc lỗi sai
Việc đầu tiên trước khi huấn luyện chó sửa lỗi sai bạn phải nhìn vào gương soi và tự hỏi chính ta trước. Bạn nên nhớ chó cũng là một cá thể biết đau, biết buồn, biết cáu giận, biết vui vẻ hạnh phúc, biết nhớ thương, và cũng bị đau ốm như con người, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu rõ lỗi sai mà chó mắc phải.
- Một ngày ta dành bao nhiêu giờ cho chó yêu?
- Bạn có hay vuốt ve âu yếm chó con không?
- Bạn cho chó con di dạo ít nhất 30 phút trong ngày không?
- Bạn có hay nhìn vào mắt chó và vuốt ve nói chuyện với nó không?
- Bạn có thể hiện sự không bằng lòng khi bắt quả tang chó làm điều sai không?
- Bạn có đặt kỷ luật ra thật đúng mực ngay từ những ngày đầu chó về nhà không?
- Bạn có cho chó ăn uống đầy đủ không?
- Bạn đã có cách huấn luyện chó con phù hợp chưa?
Cách huấn luyện chó con 2 tháng tuổi nghe lời
Có rất nhiều cách huấn luyện chó con được áp dụng trên thế giới. Với nhiều cách huấn luyện khác nhau nên đôi khi chủ nhân sẽ gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn. Phân vân không biết cách nào là tốt và mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì hiện nay, phương pháp Food training (dạy bằng thức ăn) và Clicker training (dạy bằng clicker) được áp dụng phổ biến nhất. Nó dành cho người nuôi muốn huấn luyện cún cưng của mình làm được nhiều trò theo lệnh của chủ mà không yêu cầu sức khỏe cao, kinh nghiệm huấn luyện. Đặc biệt, tất cả mọi người đều đều có thể thực hiện được.
Huấn luyện chó con ở đâu?
Thông thường, với những chú cún ngoan ngoãn chủ nhân có thể sử dụng các cách huấn luyện chó tại nhà. Với những cách huấn luyện chó con cơ bản tại nhà như: ăn uống đi vệ sinh đúng chỗ, bắt tay, nhảy múa, đứng lên, nằm xuống… Tuy nhiên đối với những chú chó có tính cách quá bướng bỉnh, bạn lại không thể kiên nhẫn dạy bảo có thể đưa chúng tới các trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ, họ sẽ giúp bạn uốn nắn chú chó của bạn trở lên ngoan ngoãn hơn.
Bạn cần lưu ý là không phải phương pháp nào cũng áp dụng được cho chú chó nhà bạn. Cách huấn luyện chó con giống Pitbull không giống cách huấn luyện chó Rottweiler. Hay cách huấn luyện chó Becgie con không thể áp dụng cho huấn luyện Alaska, Pug, Poodle…
Cần dựa trên thể lực và tính cách từng giống chó khác nhau. Sau khi huấn luyện những bài tập nhỏ cơ bản, có thể tiến tới các bài tập nâng cao khác. Hiện nay, việc huấn luyện chó nghiệp vụ ngày càng trở lên phổ biến. Với các cách huấn luyện chó con chuyên nghiệp thì dù chúng có ương bướng tới đâu cũng đều trở lên biết nghe lời.
Nên huấn luyện chó con thế nào?
Bạn thường nhìn thấy những chú chó của người khác làm được việc này, việc kia, trò này trò kia. Sau đó bạn mong muốn dạy cho chó của mình cũng làm được những việc đó. Tuy nhiên, việc đó lại là sai lầm, trước khi chọn mua một chú chó bạn cần phải hình thành trong đầu của mình là chú chó này mình nuôi chơi, thể thao, bảo vệ, biểu diễn xiếc, đánh hơi hay để làm gì?
Một chú chó biểu diễn được xiếc, nhảy múa thì thông thường phải được đào tạo. Hay nói cách khác là người ta sử dụng các cách huấn luyện chó con ngay từ nhỏ. Vì vậy khi bạn nhìn thấy một clip hay một chú chó biểu diễn bạn có thể vỗ tay thán phục nhưng đừng bắt chú chó của bạn phải làm theo như vậy.
Để huấn luyện chó con đánh hơi, người ta cũng chỉ tập cho chó con đánh hơi mà không tập các bài tập khác. Ví dụ như một chú chó đánh hơi không thể dùng để làm xiếc. Không thể dùng làm chó bảo vệ. Có những chú chó chỉ làm tốt nhất một công việc mà nó làm hàng ngày, làm đi làm lại mà thôi.
Đừng bắt nó làm các việc khác, sẽ không tốt. Vì vậy nhiệm vụ của người chủ nuôi chó là phải xác định ngay từ đầu khi nuôi. Đó là nuôi chú chó phục vụ mục đích gì? Nếu làm chó bảo vệ thì cần học những gì? Chó biểu diễn thì học bài gì? Chó đánh hơi thì học gì?
Huấn luyện chó khi hình thành tính cách rất khó
Một chú chó Husky 2 năm tuổi được áp dụng mọi cách huấn luyện thôi không bắt gà nữa. Nhưng dù người huấn luyện cố gắng hết sức thì kết quả chỉ có thể được 80%. Vì bây giờ tính cách, bản năng bắt gà của nó đã hình thành rất khó thay đổi.
Nếu bạn có cách huấn luyện chó con ngay từ nhỏ thì sẽ rất dễ dàng và rất nhanh. Hay cũng giống như một chú chó nhát 2 năm tuổi mới bắt đầu huấn luyện lại và thì việc khắc phục chỉ được khoảng 70%, 80% mà thôi.
Như vậy, việc điều hướng một chú chó ngay từ lúc nhỏ rất quan trọng. Giúp nó hình thành tính cách ngay từ khi còn nhỏ. Để có cách huấn luyện chó con tốt, mọi người hãy quan sát nó ngay từ khi nó mới về. Xem nó sợ cái gì, nó thích cái gì, nó muốn gì. Khi đó chúng ta sẽ có phương pháp tốt nhất để dạy nó.
Dạy chó con làm quen với gậy huấn luyện
Giới thiệu gậy huấn luyện chó
Gậy huấn luyện cho chó có thể là một thanh gỗ hoặc cây gậy. Nó có chiều dài khoảng 50cm – 1m và dày khoảng bằng chiếc đũa ăn cơm. Ở đầu gậy được dán băng dính đen dày lên (băng dính điện). Vị trí này chính là điểm tiếp xúc của chú chó trong huấn luyện sau này. Khi học xong bài với thanh huấn luyện, bạn có thể dạy nhiều bài tập khác nữa. Chính vì vậy, đây được coi là bài học đầu tiên mà bất kỳ chú chó nào cũng sẽ phải trải qua.
Các bước làm quen với gậy huấn luyện cho chó
Dạy chó chạm vào gậy huấn luyện bao gồm 4 bước sau :
- Làm quen với thanh huấn luyện: Giữ gậy huấn luyện trên tay bạn để gần đầu thanh với mõm của chú chó. Cún thấy lạ sẽ dí mõm vào ngửi. Lập tức bạn bấm clicker và thưởng đồ ăn cho nó ngay.
- Bấm Clicker: Chú chó thường có bản tính hay tò mò theo cách tự nhiên. Chính vì vậy khi chú chó của bạn chạm vào đầu thanh bằng mũi hoặc miệng của nó, nhanh chóng bấm vào Clicker.
- Lặp lại bước 1, 2: Hãy làm đi làm lại điều này cho đến khi chúng liên tục chạm vào thanh.
- Hô lệnh ”chạm”: Lần tới, khi mõm của chú cún chạm vào đầu gậy huấn luyện, bấm vào Clicker và đọc lệnh “chạm” cùng một lúc.
- Khen thưởng: Khi chú chó có thể chạm vào đầu thanh huấn luyện ngay khi chúng ta đọc lệnh, thì bấm clicker và thưởng cho nó.
Thanh huấn luyện hỗ trợ giảng dạy hiệu quả
Việc làm quen với thanh huấn luyện cho chó diễn ra rất nhanh chóng. Chú cún sẽ nhìn vào đầu cây gậy vì nó có màu đen. Sau đó, nó sẽ tò mò chạm vào phần cuối thanh huấn luyện bằng mũi của mình. Ngay lập tức Clicker và thưởng thức ăn cho cún. Sau khi làm điều này một vài lần, chú chó sẽ liên tục chạm mà không do dự.
Khi chúng biết sẽ được thưởng nếu nó chạm vào cây gậy, bắt đầu nói “chạm”. Lưu ý là nói lệnh ngay khi mũi của chúng chạm vào phần cuối của thanh. Sau nhiều lần làm điều này, chú chó sẽ chạm vào thanh khi có lệnh. Gậy huấn luyện cho chó chính là dụng cụ giảng dạy những bài huấn luyện nâng cao hơn sau này.
Làm gì khi cún không chạm vào gậy huấn luyện?
Khi chú chó chạm vào giữa thanh chứ không phải là đầu, bạn hãy lập tức lờ đi. Hãy kiên quyết không để ý đến nó cho đến khi nó chạm vào đầu thanh. Nếu thưởng khi cún chạm vào những phần sai của thanh, thủ thuật này sẽ không có hiệu quả trong các bài huấn luyện sau.
Cuối cùng chú chó sẽ cố gắng làm lại việc chạm mũi vào đầu thanh huấn luyện. Ngay khi mũi nó chạm vào phần đầu của thanh, hãy bấm clicker và thưởng. Bác sĩ thú y chúc bạn và cún cưng thành công!
Cách sử dụng vòng cổ điện huấn luyện chó an toàn
Vòng cổ điện huấn luyện chó hiện nay được nhiều người sử dụng. Một số quốc gia dụng cụ hỗ trợ này còn bị cấm mua bán và sử dụng. Nó giống như con dao hai lưỡi, vừa có ích vừa có hại. Rủi ro cao nhất là nó có thể lấy đi tính mạng của thú cưng. Chính vì vậy, trước khi có ý định sử dụng vòng cổ điện huấn luyện chó bạn cần hiểu rõ bản chất của đồ dùng này,
Tác dụng của vòng cổ điện huấn luyện chó
Ngoài thanh huấn luyện, clicker, còi siêu âm thì vòng cổ điện huấn luyện chó có thể giúp chú cún trở nên ngoan ngoãn hơn. Đồng thời ngăn chặn các hành vi cắn phá đồ đạc. Một số đồ dùng như giày dép, quần áo… là một trong những đồ chơi yêu thích của chúng.
Nếu tình trạng tiếp diễn, bạn có thể sử dụng vòng cổ điện huấn luyện chó. Bạn chỉ cần bấm còi và ấn giật. Trong trường hợp này bạn cũng có thể mua đồ chơi cho chúng: bóng, dây thừng, xương gặm canxi. Chúng sẽ hiểu việc cắn phá những đồ đó là không được phép và không dám tái phạm nữa.
Ngoài ra, vòng cổ điện còn có tác dụng ngăn chó sủa bậy. Nó cung cấp một sự điều chỉnh bất cứ khi nào chú chó của bạn bắt đầu sủa. Nếu cún vẫn tiếp tục bạn có thể bấm còi và giật. Chúng sẽ không còn muốn sủa nữa. Khi chủ nhân không kiểm soát được hành vi của chú chó, vòng cổ điện thường được sử dụng để huấn luyện mà không cần dây xích.
Dạy chó tránh xa động vật và các đối tượng nguy hiểm. Khi thú cưng có dấu hiệu tiếp xúc với các con vật như rắn, chó mèo hoang… thì ngay lập tức bấm còi để ngăn chúng lại. Nhiều lần như vậy chúng sẽ hiểu cần tránh xa những con vật đó.
Lưu ý khi sử dụng vòng cổ điện huấn luyện chó
Việc sử dụng sẽ là mang lại nhiều ích lợi. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm tới việc sử dụng như thế nào cho đúng thì đó lại là một sai lầm lớn. Tuyệt đối không để vòng cổ 12 – 48 tiếng tại một vị trí trên cổ. Nó có thể gây kích thích trên da và tổn thương vùng cổ chó. Trong trường hợp không cần thiết thì có thể tháo vòng cổ ra.
Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ
Cách đơn giản nhất để bạn thực hiện việc huấn luyện cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ là ngay tại nơi chúng ngủ. Đó có thể là một cái thùng giấy, một cái chuồng, một cái rổ cao vừa đủ để chó con không chuồn ra ngoài. Theo bản năng, chó con cố gắng không đi bậy ngay chỗ nằm của chúng. Chính vì vậy chúng sẽ thể hiện mong muốn được ra ngoài để xử lí.
Khi có nhu cầu ấy, hầu hết các chú chó con sẽ rời khỏi chỗ nằm của chúng. Nhìn quanh nhà để tìm một chỗ thích hợp để “giải quyết”. Cho nên bạn phải dạy cho chúng biết chỗ nào thì được còn chỗ nào thì cấm. Với bài học này bạn có thể áp dụng cho nhiều giống chó như Phốc, Poodle, Alaskan…
Dạy chó Poodle, Golden bắt tay đơn giản
Cách này chỉ cần thực hiện trong 5 phút là cún đã rất thành thạo rồi. Hàng ngày ôn đi ôn lại là sẽ luyện thành. Bạn ngồi xổm để bát thức ăn cho chó vào lòng, khi đó chú chó ngồi đối diện mình sẽ nhìn vào khay thức ăn. Sau đó áp dụng các bước sau:
- Ra lệnh ngồi. Khi chó ngồi xuống hô ”Yên” .
- Hô to ” Bắt Tay”. Bạn cầm tay trái nhấc chân phải của nó lên để bắt tay. Tay phải bấm clicker và thưởng đồ ăn cho nó.
- Lặp đi lặp lại động tác này (bước 2) khoảng 10 lần thì bạn chỉ cần đưa tay ra hô ”Bắt Tay” là nó nhấc chân lên bắt tay với bạn rồi.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ nhớ lệnh.
Khắc phục hành vi chó thích bới tung mọi thứ
Hầu hết các chú chó đều thích đào bới và bạn cần có cách huấn luyện chó con để chúng dừng hành động đó lại. Hãy nói “ngừng lại” rồi làm chúng xao nhãng bởi một thứ đồ chơi khác. Và bạn nên nhớ rằng lời quát mắng sau khi chú cún đã đào một cái hố đất hay làm lộn xộn mọi thứ không có tác dụng gì.
Chúng chỉ có thể ý thức đây là hành động sai trái nếu bạn nhắc nhở ngay khi chúng đang làm những điều đó. Bạn có thể dành riêng cho cún yêu của mình một hộp đựng cát. Chôn vào đó vài món đồ chơi ưa thích của nó và để nó thoải mái đào bới, tìm kiếm món đồ đó.
Dạy chó không cắn linh tinh đồ đạc trong nhà
Đây là biểu hiện của chó con rất hay bắt gặp. Chúng thường dùng miệng để khám phá thế giới xung quanh. Dường như chúng thích gặm đồ bởi việc đó có thể khiến chúng bình tĩnh. Tuy nhiên, như vậy sẽ làm hỏng đồ đạc của bạn và tệ hơn là lũ chó sẽ rất dễ ăn cả những thứ chúng không tiêu hóa được
Bạn cần thay đổi thói quen này của chúng ngay lập tức. Có thể áp dụng các cách huấn luyện chó con phù hợp với sở thích của chúng. Hãy mua món đồ chơi cho chó gặm và đưa cho cún của mình khi chúng đang cắn xé những thứ không được phép.
Cách huấn luyện chó con không chầu chực xin ăn
Bạn có thể ngăn chặn điều này từ đầu bằng cách không bao giờ để thức ăn cho chó trên bàn ăn của bạn. Nếu bạn không cho chúng những mẩu thức ăn, chúng cũng sẽ không học cách để xin. Bạn hãy yêu cầu chú chó ở trong ổ của nó hoặc không cho chúng vào phòng khi bạn ăn. Bạn cũng có thể quy định một vị trí nhất định cún cưng được phép ngồi cho đến khi bạn ăn xong.
Cách huấn luyện chó con lại gần bạn
Dù bạn có gọi hay không, bất cứ khi nào chú chó của bạn chạy tới bên cạnh, hãy khen ngợi chúng. Điều đó sẽ khiến chúng hiểu rằng đây là một hành động đúng đắn. Nếu khi bạn gọi mà chú cún không lại gần, đừng vội đuổi theo mà hãy vừa lùi ra xa vừa gọi nó lại lần nữa. Đây là cách huấn luyện chó con khá hiệu quả.
Sau đó, bạn hãy yêu cầu nó ngồi xuống và đi tới chỗ nó. Lúc đó, nếu bạn rời đi, chúng có thể theo bạn ngay nhưng hãy nói rõ với chúng “đi” hay “ở lại”. Chúng có thể không hiểu yêu cầu của bạn nếu bạn chỉ gọi tên chúng. Đây cũng là một biểu hiện của chó mà bạn cần hết sức lưu ý. Tránh cho chúng hiểu nhầm ý của chủ nhân.
Hướng dẫn chó không lo lắng khi chủ rời đi
Biểu hiện của chó tỏ ra khó chịu khi bạn rời đi là lo lắng và có cảm giác không an toàn. Hãy khiến chúng biết là bạn chắc chắn sẽ trở lại. Ban đầu, để nó lại một mình chỉ trong vòng 5 – 10 phút và dần dần tăng thời gian lên.
Trong lúc đó, hãy đưa cho cún của bạn một món đồ chơi để gặm và bật radio hoặc tivi. Nhớ tỏ vẻ điềm tĩnh cả khi rời đi lẫn lúc trở lại. Để nó hiểu rằng ở lại một mình không có vấn đề gì to tát. Với một số trường hợp, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ thú y để được tư vấn để có thể đưa ra các cách huấn luyện chó con phù hợp.
Làm thế nào để chó thôi rên rỉ?
Đôi lúc, bạn nghe thấy con chó của mình đang rên. Nếu lúc đó bạn nhìn hay tỏ ra quan tâm đến nó. Sẽ khiến chú chó biết rằng việc nó lên có thể thu hút sự chú ý của bạn. Để chấm dứt hành động đó, khi chúng bắt đầu có biểu hiện đó. Bạn có thể quay mặt nhìn đi chỗ khác hoặc thậm chí rời khỏi phòng. Cho đến khi lũ cún không còn kêu rên nữa bạn mới lại âu yếm và chơi cùng chúng.
Huấn luyện chó con ngừng sủa đơn giản
Hãy dạy những chú chó một thói quen mới nếu muốn chúng chấm dứt việc đứng chắn và sủa ngay tại cửa. Trước hết, chọn ra một vị trí trong tầm nhìn của cánh cửa để dạy chúng nằm xuống và ở yên đó khi bạn nói: “Về chỗ đi nào”.
Việc đó sẽ giữ giúp chú chó của bạn bình tĩnh lại và chờ đợi được chào mừng bạn. Kể cả khi đã đến giờ cho cún ăn. Hãy chỉ mở cửa khi nó đã hoàn toàn ngừng sủa. Sau vài lần lặp lại, cún sẽ học được rằng nếu muốn sớm được ăn thì nó phải biết học cách giữ yên lặng.
Có những chú chó sủa cả với bất cứ điều gì nhỏ nhất hay không đáng chú ý. Một số cún sủa khi chúng cảm thấy chán nản, bất an. Nếu bạn la hét khi chúng sủa như vậy sẽ chỉ khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn. Khi thấy cún yêu của bạn thể hiện tâm trạng thất thường và sủa liên tục, hãy đưa nó tới chỗ người dạy chó để được trợ giúp.
Trong trường hợp chó sủa bậy hoặc sủa hóng linh tinh, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc ống bơ. Ném mạnh xuống đất về phía chó và quát “sai hoặc im”. Khẩu lệnh trong cách huấn luyện chó con phải kiên quyết và dứt khoát, nghiêm túc. Dùng một từ nhất định khen chó khi chó làm đúng “giỏi, ngoan”. Với giọng âu yếm nhẹ nhàng và vuốt đầu hoặc ngực để huấn luyện chó.
Cách huấn luyện chó con không chồm lên người
Chó nhỏ thích nhảy đến bên người chủ nhân. Đồng thời cũng thích nhảy về phía người khác khi ở trong công viên, trên đường… Đó chỉ có thể chỉ là thói quen do ham chơi chứ không có ý xấu. Nhưng sẽ khiến người khác sợ hãi. Thậm chí khiến họ bị thương.
Nếu chú chó của bạn thực sự tạo thành thương tổn cho người khác, bạn sẽ phải gánh toàn bộ trách nhiệm. Vì thế, nhất định phải sửa chữa thói quen này. Bạn có thể quỳ xuống khi chơi đùa với chó nhỏ. Hoặc khi chúng đứng thẳng lên liền kéo chân sau của chúng.
Phải chú ý, chó đánh hơi là một hành vi đối với thứ lạ. Hành vi này là thông thường và có thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng nhảy bổ lên hoặc đứng lên đánh hơi người khác, nên nghiêm khắc trách mắng ngay lập tức. Từ đó thì chúng ta mới có thể làm chủ và thay đổi được tật xấu của chó.
Khắc phục tình trạng dữ tợn ở chó Rottweiler, Malinois, Pitbull
Khi những chú chó tỏ ra hung dữ, thường là do chúng đang sợ hãi hay lo lắng. Nếu biểu hiện của chó con như vậy, mau chóng liên hệ với một người huấn luyện chó chuyên nghiệp. Và tìm hiểu cách thức phù hợp để dạy nó cách tin tưởng bạn. Cần nhớ rằng dù bạn có tin rằng chú chó của mình sẽ không tấn công bất cứ ai.
Đừng bao giờ để ở một mình với trẻ em hay người lạ. Thậm chí, nếu cần hãy đeo rọ mõm cho chó khi đi tới những nơi công cộng. Nếu chưa biết cách huấn luyện chó con trở nên ngoan ngoãn hơn, tốt nhất hãy hạn chế việc chó chúng tiếp xúc với người lạ.
Cách huấn luyện chó con không cắn người
Chó là người bạn tốt nhất của con người. Tuy nhiên có lúc vì tinh thần có áp lực hoặc tâm lý sợ hãi chúng sẽ có hành vi cắn người. Nếu chủ nhân cho rằng chó nhỏ cắn người là vì đang làm nũng với chủ nhân nên bỏ qua cho chúng. Nhưng đến khi chó trưởng thành, chúng sẽ cho rằng mình là kẻ mạnh. Lúc này nếu không nghiêm khắc dạy dỗ, sẽ hình thành thói xấu là cắn người thường xuyên và nguy hiểm hơn.
Đối với tình huống chó cắn chủ nhân, đầu tiên phải kịp thời nghiêm khắc trách mắng chúng. Cho dù là chó cỡ nhỏ, răng của chúng rất nhọn nên sẽ rất nguy hiểm đối với chủ nhân. Bạn nhất định phải sớm sửa đổi thói quen xấu cắn người này.
Sau khi chó cắn người có thể nắm lấy cằm của chúng rồi trách mắng. Hoặc cuốn một quyển tạp chí lại rồi đánh xuống sàn. Âm thanh phát ra sẽ dọa chúng sợ. Những cách này đều rất có hiệu quả. Sau khi chủ nhân trách mắng, chó bị dọa sợ sẽ im lặng. Lúc này nên khen ngợi chúng để loại bỏ dần tật xấu của chó.
Nếu chó của bạn thích cắn người lạ, có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Hãy loại bỏ tâm lý sợ hãi người lạ của chúng. Có thể để bạn bè cho chúng ăn. Phải để nó thấy thức ăn này là do chủ nhân đưa cho bạn bè. Như vậy có thể khiến chúng hiểu người này được chủ nhân tin tưởng và không có nguy hiểm. Sau khi chó ăn thức ăn bạn bè đưa cho, hai người phải cùng khen ngợi chúng. Như vậy mới có thể khiến chúng dần dần quen với sự tiếp xúc của người lạ.
Cách huấn luyện chó con ngoan ngoãn khi dắt đi dạo
Luôn đi trước chó con
Thói quen của chó con được hình thành từ cách huấn luyện chó con như thế nào? Bao gồm cả việc dắt chúng ra ngoài. Nếu bạn biết cách huấn luyện chó ngoan ngoãn khi đi dạo ngay từ đầu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngoài việc giúp thú cưng vui vẻ, việc đi dạo còn giúp cho chúng biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bất kể khi nào, ra khỏi cửa hoặc đi vào nhà, bạn luôn luôn phải là người đi trước. Điều này cho chó thấy bạn là người làm chủ và nó phải đi theo bạn nếu không muốn bị bỏ lại. Những chú chó cũng có tính thủ lĩnh rất cao, nếu bạn không thực hiện tốt điều này chúng sẽ hiểu lầm vị trí của hai người.
Một số giống chó tự coi mình là trung tâm, coi mình là chủ nhân. Nếu bạn để cho chúng không nhận biết được vị trí của mình thì chúng sẽ chẳng bao giờ nghe lời bạn. Và tất nhiên chúng sẽ làm theo những gì mà chúng thích, bỏ ngoài tai những lời nói của chủ nhân. Ở mọi tình huống, bạn nên luôn luôn thể hiện mình là người làm chủ.
Sử dụng vòng cổ, dây dắt cho phù hợp
Để có cách huấn luyện chó con hiệu quả khi dắt chúng đi dạo, cần mua cho chúng những chiếc vòng cổ, dây dắt phù hợp. Tùy theo giống chó và kích cỡ cơ thể, cổ chó bạn có thể lựa chọn cho chúng những đồ dùng phù hợp. Có rất nhiều loại vòng cổ, dây dắt chó với nhiều kích cỡ tại Pet Mart cho bạn lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn tùy chất liệu như vải, da, nhựa… tùy ý.
Bạn nên dùng dây có độ dài vừa phải sao cho chó của bạn luôn đi sát bên hông hoặc lui về sau bạn một chút. Sợi dây quá dài khiến bạn khó điều chỉnh hướng đi cho chú chó hơn. Đặc biệt, chúng sẽ có cơ hội để “tung hoành” và ”phá phách”. Và điều tất nhiên là bạn sẽ bị kéo đi theo hướng mà chúng muốn đến.
Để cách huấn luyện chó con nhanh chóng thành công, mỗi ngày bạn nên dành từ 30 phút đến 1 giờ để dẫn chó đi dạo. Điều này đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chúng. Đi dạo thường xuyên giúp chú chó không “phát cuồng” vì phải ở trong nhà quá lâu. Nên đưa chúng tới phố đi bộ. công viên, bãi đất trống… để đưa cún đi chơi… Những địa điểm này đều là những không gian lý tưởng để cho thú cưng có thể thoải mái, tự do và vui vẻ vận động.
Cho chó con ăn sau khi đi dạo
Cách huấn luyện chó con ngoan ngoãn khi đi dạo khoa học nhất là cần cung cấp năng lượng đã tiêu hao đúng thời điểm. Sau khi trở về nhà, hãy nhớ cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chó cưng. Nếu vào mùa hè, tốt nhất khi đi dạo bạn nên mang theo bình nước. Những chú chó thường bị háo nước vào mùa này. Nước uống sẽ giúp chúng cân bằng được nhiệt độ tránh chó bị sốc nhiệt rất nguy hiểm.
Sau khi đã huấn luyện bài học này thành công, bạn có thể đi ra ngoài với cún cưng mà không cần dây xích. Chúng có thể ngoan ngoãn đi cạnh bạn mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào. Bạn và thú cưng sẽ có nhiều thời để chơi đùa và gắn kết với nhau hơn.
Kiểm soát hành vi giật sợi dây dắt chó khi đi dạo
Bạn cần tập luyện cho chú chó của mình luôn dạo bước ngoan ngoãn bên cạnh bạn chứ không nên để nó kéo bạn đi. Nên cho cún hiểu rằng nếu kéo sợi dây thì chúng sẽ bị phạt. Sợi dây giữ chó không nên quá dài hay bị thít quá chặt. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợi dây bị kéo căng, hãy dừng lại một chút. Đây là cách huấn luyện chó con giúp chúng nhận ra hành động của chúng là sai.
Biểu hiện của chó lúc này cũng sẽ đứng lại để xem tại sao bạn không đi tiếp. Khi nó quay lại chỗ bạn, khen ngợi nó rồi lại bước tiếp. Chắc chắn rằng chỉ sau một thời gian, cún yêu của bạn sẽ hiểu cố gắng kéo căng sợi dây sẽ chẳng có ích lợi gì.
Những nguyên tắc để nuôi dạy chó con hiệu quả hơn
Dạy chó con bằng việc kỷ luật đúng cách
Bạn chỉ nên kỷ luật chú chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được phạt “nguội “ nó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó. Việc kỷ luật nên được tiến hành từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi. Ví dụ trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5. Gầm gừ trước một em bé cần kỷ luật ở mức độ 10.
Không có một công thức cố định nào cho việc kỷ luật. Các mức phạt sẽ tùy theo người chủ quyết định và tùy giống chó. Những con có cá tính mạnh cần cương quyết. Con nhút nhát, hiền lành nên mềm mỏng. Khi phạt phải nghiêm khắc, không được chiều chuộng quá mức. Để chó hiểu rằng khi làm sai sẽ bị trừng phạt. Hình thức kỷ luật là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.
Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật
Khi dạy chó con hay chó trưởng thành, chỉ trừng phạt khi biết chắc rằng chú chó đang cố tình làm sai ý của bạn. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng. Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ giữa chủ và chó mà thôi.
Khi cho chó ăn, nếu một con nhỏ hơn giành ăn của chó lớn và bị cắn, bạn không nên trừng phạt con chó lớn. Đơn giản là con chó nhỏ đã vi phạm trật tự bầy đàn và bị trừng trị. Nếu bạn phạt con chó lớn, thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay.
Tương tự như khi khen thưởng, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị khuất phục bởi đòn roi. Sử dụng công cụ sẽ chỉ khiến chó tuân lệnh khi bị trói buộc. Còn khi không bị trói buộc, nó có thể trở nên nguy hiểm.
Dùng giọng nói của bạn để dạy chó con
Sử dụng âm thanh và giọng nói của chủ làm công cụ hỗ trợ là cách huấn luyện chó con vô cùng hiệu qảu. Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi. Ví dụ, sau khi chó đã quen với hiệu lệnh “Vào”, mỗi khi ra lệnh lần đầu tiên, bạn hãy nói bằng giọng điệu vừa phải.
Không cần nghiêm khắc quá mức. Nếu chó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nếu không, nhắc lại bằng giọng nghiêm khắc hơn. Với âm lượng lớn, giọng trầm hơn.Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt kéo nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, thì nó sẽ bị “trừng phạt” một cách nghiêm khắc.
Thống nhất về phương thức khen thưởng/kỷ luật
Cách huấn luyện chó con tốt nhất và không quên bài cần phải thống nhất mọi nội dung bạn sẽ hướng dẫn chúng. Nếu muốn trừng phạt chó, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt. Phải áp dụng đúng các hình phạt, không được lúc nặng lúc nhẹ. Các khẩu lệnh cần được dùng đúng chỗ, nhất quán về từ vựng. Sử dụng các từ ngắn, cố định khi ra hiệu lệnh cho chó. Thống nhất với các thành viên trong gia đình của bạn. Không dùng nhiều từ cho cùng một lệnh.
Nếu bạn muốn chó chạy lại khi bạn gọi tên thì tuyệt đối không được dùng tên để mắng nó. Nếu thường xuyên gọi sai cách, chó sẽ hiểu từ đó đồng nghĩa với việc bị trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.
Việc huấn luyện cho cần sự kiên nhẫn và thời gian. Dù là huấn huyện chó nhà Poodle, Phú Quốc, hay chó nghiệp vụ như Béc Giê đi chăng nữa cũng cần có thời gian tập luyện. Ngay cả việc đi vệ sinh đúng chỗ cũng vậy. Không vì chó con không nghe lời mà đánh mắng chúng. Điều này làm chúng cảm thấy sợ hãi và tổn thương hơn. Hãy dạy bảo và hướng dẫn chúng từ từ. Đồng thời, khi cún con vang lời hãy khen thưởng và động viên đúng lúc. Chúc bạn thành công.