Skip to content
PetShop
  • Trang chủ
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác
PetShop

10 cách xử lý Clo trong nước máy khi nuôi Rùa cảnh

15/02/2024 0
admin ajax 298

Nhiều người trong số các bạn nuôi Rùa trực tiếp nuôi Rùa bằng nước máy. Một số người biết rằng trước tiên họ nên lọc nước và nuôi cấy vi sinh vật, nhưng vẫn không tránh được sự xuất hiện của loét da và thối mai ở Rùa.

Lý do chính gây ra bệnh cho Rùa là nước máy được lọc bởi nhà máy nước, chứa rất nhiều Clo. Khí Clo gây độc cho Rùa và dễ khiến Rùa mắc bệnh hoặc chết. Bài viết này Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu một vài phương pháp xử lý nước máy được chia sẻ bởi các bạn nuôi Rùa cho mọi người tham khảo.

Ánh nắng mặt trời

Phơi nước ánh nắng mặt trời trong một ngày, thường có thể sử dụng sau 1-2 ngày.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, hiệu quả tốt và có thể làm tăng nhiệt độ của nước.
  • Nhược điểm: Cần chuẩn bị trước, không phù hợp vào ngày mưa hoặc một số vùng có khí hậu lạnh.

Để nước nghỉ

Trong điều kiện không có ánh sáng, để nước “nghỉ” tự nhiên trong 7-8 ngày.

  • Ưu điểm: Không bị giới hạn về không gian và thời gian.
  • Nhược điểm: Cần chuẩn bị số lượng lớn các thùng chứa nước.

Lưu ý: Khi nước nghỉ, cần mở nắp bình chứa. Nếu không nên kéo dài thời gian nghỉ. Ngoài ra, dù có tác dụng hay không thì cũng nên thay ít nhất 1 lần/tháng để ngăn chặn nước biến chất.

Xử lý hóa học

Nếu nước máy được xử lý bằng dung dịch xử lí nước máy Natri thiosunfat thì có thể được sử dụng sau 5 phút.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và công sức
  • Nhược điểm: Dù sao cũng là chế phẩm hóa học, có thể sử dụng tạm thời hoặc với cá thể Rùa có sức chịu đựng tốt.

Phương pháp chiếu đèn và sục khí

Ví dụ, với 50kg nước có thể sục khí với lượng lớn, sau đó chiếu xạ bằng bóng đèn 100W và nước có thể sử dụng sau nửa giờ.

  • Ưu điểm: An toàn, không để lại di chứng, thậm chí có thể sử dụng với bể lớn.
  • Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, công suất tiêu thụ của máy bơm không khí ít nhất là 5W và đèn là 100W.

Phương pháp dùng máy giặt để xử lý nước

Bạn có thể sử dụng máy giặt để xử lí nước, đổ đầy nước vào máy, chọn chế độ giặt mạnh, để nước quay nhanh, có thể sử dụng sau 5 phút.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và công sức, có thể sử dụng khi cần nhiều nước.
  • Nhược điểm: Cần có máy giặt, và rất khó để đảm bảo rằng liệu có bất kỳ dư lượng hóa chất nào trong máy giặt hay không.

Lưu ý: Luôn lau sạch máy giặt trước khi sử dụng, bạn phải ghi nhớ đó!

Than hoạt tính

Dùng 1 lon nước ngọt (ví dụ Coca), đục khoảng chục lỗ nhỏ ở đáy, đựng đầy than hoạt tính vào chai, bơm nước vào miệng chai để lọc nước nhỏ giọt qua chai lọc chứa đầy than hoạt tính.

  • Ưu điểm: An toàn và hiệu quả, không có tác dụng phụ độc hại, tiết kiệm năng lượng.
  • Nhược điểm: Tốn thời gian và tốn nhiều công sức, thích hợp với bể nhỏ.

Sục khí

Sục khí liên tục trong một ngày bằng máy bơm.

  • Ưu điểm: Là một phương pháp phổ biến, có thể tự do kiểm soát lượng nước.
  • Nhược điểm: Tiếng ồn của máy bơm không khí có thể quá lớn và kéo dài trong 24 giờ.

Dùng Vitamin C

Dùng theo tiêu chuẩn 0,6gram/kg, chỉ cần lắc nhẹ, sau khi hòa tan là có thể sử dụng.

  • Ưu điểm: Ít thời gian nhất, dễ vận hành, Vitamin C cũng có thể ổn định tâm trạng của Rùa, thích hợp để sử dụng trong bể.
  • Nhược điểm: Vitamin C rất khó kiếm, tác dụng phụ trên Rùa không rõ ràng, rất khó xác định.

Lưu ý: Cần giải thích, tại sao Vitamin C không dễ tìm. Vitamin C ở đây không phải loại được bán ở các hiệu thuốc, mà là cho động vật thủy sản, giá khoảng 15 – 30 nghìn/50gram.

Phương pháp dùng bột Baking Soda

Thêm một lượng nhỏ Baking soda vào nước máy để trung hòa Clo tự do trong nước, thông thường 5kg nước nên thêm 2 hạt tinh thể Soda kết tinh bằng hạt gạo.

  • Ưu điểm: Tương tự như các loại thuốc khác.
  • Nhược điểm: Dễ làm cho nước bị kiềm, và có thể cần phải khử kiềm để sử dụng.

Phương pháp đun nước nóng và đun sôi nước

Sử dụng lượng nước còn lại trong bình nóng lạnh, hoặc sử dụng nồi để đun sôi nước.

  • Ưu điểm: Miễn phí sử dụng, không giới hạn.
  • Nhược điểm: Mặc dù nước mềm, không có Clo, nhưng hàm lượng oxy hòa tan trong nước cũng giảm. Do đó, nó không thích hợp để thay nước hoàn toàn.

Lưu ý: Thường được sử dụng khi bạn sử dụng thay nước hàng ngày với lượng nước thấy là 1/10.

Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS

Nội dung liên quan

10 cách xử lý Clo trong nước máy khi nuôi Rùa cảnh

Hướng dẫn nuôi rùa hộp ba vạch đắt hơn vàng đang gây sốt

10 cách xử lý Clo trong nước máy khi nuôi Rùa cảnh

Điều kiện môi trường sống của Rùa Chân Đỏ Red Foot Tortoise

10 cách xử lý Clo trong nước máy khi nuôi Rùa cảnh

15 quy tắc cần thuộc lòng khi nuôi Rùa trong nhà

Leave a Comment Hủy

Tin cập nhật

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

15/02/2024
macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

15/02/2024
macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

15/02/2024
macdinh 676

Nguyên nhân và cách chữa bệnh chó bị sỏi thận

15/02/2024
macdinh 675

Chuẩn đoán và điều trị loạn sản xương hông ở chó

15/02/2024

Chó Cảnh

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

Bài mới

macdinh 679

Chế độ khẩu phần ăn cho chó con luôn khỏe mạnh

macdinh 678

Chăm sóc chó Alaska con 2 tháng tuổi cần chú ý gì?

macdinh 677

8 cách huấn luyện dạy chó ngồi im theo mệnh lệnh

Copyright © 2025 PetShop
Offcanvas
  • Trang chủ
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác